Lắng nghe chia sẻ từ chính những người trong ngành, một trong những vướng mắc khó giải quyết nhất chính là vấn đề về hợp đồng xây dựng.
Có tới 60-70% hầu hết các hợp đồng ký kết xây dựng chỉ được viết qua loa cho xong, thậm chí có những hợp đồng chỉ được xác lập bằng cách thỏa thuận nói miệng. Không có tính pháp lý, không được xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền khiến cho những tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra không lường trước được. Dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng cho công trình xây dựng và cả 2 bên ký kết.
Mục lục
ToggleVậy 3 bài học xương máu được chính những người trong ngành xây dựng đúc rút ra để ngăn chặn thực trạng này là gì?
1. CÓ NHƯ KHÔNG CÓ
Cần hiểu rõ được tầm quan trọng của một hợp đồng xây dựng. Hợp đồng phải có xác nhận của cơ quan pháp lý. Vừa để đảm bảo tính minh bạch, vừa nhận được sự cho phép thi công của cơ quan có thẩm quyền và cũng là căn cứ quan trọng trọng để giải quyết mâu thuẫn.
Trong bản hợp đồng cần có đầy đủ nội dung mà cả 2 bên mong muốn và quan tâm. Cần có sự phân chia cụ thể, chi tiết phạm vi công việc, trách nhiệm và quyền hạn cho nhân công. Bên thầu nhân công cũng cần phải đảm bảo cung cấp đủ các nguồn lực để hỗ trợ nhân công trong quá trình thi công.
2. THIẾU KIẾN THỨC VỀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG
Cần hiểu rõ các tính chất khác nhau của của loại hợp đồng chính trong thi công xây dựng, thường theo tính chất công việc, hợp đồng được chia thành 3 loại: Hợp đồng cơi nới sửa chữa, hợp đồng khoán trọn gói mét vuông và hợp đồng chìa khóa trao tay.
– Hợp đồng cơi nới sửa chữa, không thể khoán dự án theo diện tích mét vuông mà phải bóc tách khối lượng theo từng phần nhỏ để chia ra. Hợp đồng này được sử dụng trong trường hợp công trình cần được sửa chữa, bổ sung hoặc cơi nới thêm. Vì vậy, cần phải thỏa thuận chi tiết trong điều khoản hợp đồng các vấn đề đã được bóc tách để trách khiếu nại, kiện tụng từ các khu hộ gia đình lân cận.
– Hợp đồng khoán trọn gói mét vuông, tính chất của công trình chiếm vai trò quan trọng khi cân nhắc thực hiện. Bởi căn cứ theo yếu tố thời điểm và địa điểm thì công trình ở mỗi nơi đơn giá sẽ mỗi khác, ví dụ như xây dựng ở thành phố sẽ khác ở vùng quê. Và quan trọng nhất chính là việc thống nhất về bản vẽ ban đầu trước khi thỏa thuận giá cả, tránh trường hợp phát sinh thêm và bị mâu thuẫn.
– Hợp đồng chìa khóa trao tay là một loại hợp đồng giao khoán toàn bộ công trình cho nhân công. Hợp đồng này được sử dụng khi người nhân công chứng minh được năng lực về kỹ năng nghề nghiệp, khả năng định giá và có được niềm tin của nhà thầu.
3. TÌM KIẾM NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Hầu hết các chủ doanh nghiệp xây dựng đi lên từ nghề nên không có nhiều kinh nghiệm về quản trị, vận hành và pháp lý. Hơn nữa để có thể lĩnh hội được nhiều kiến thức kinh nghiệm trong một khoảng thời gian ngắn mà không có trải nghiệm tự đúc rút thì là rất khó. Vì vậy điều quan trọng nhất chính là tìm kiếm cho mình một một cộng đồng giao lưu kiến thức hoặc một người hướng dẫn có đủ kinh nghiệm, trình độ để giúp bạn nâng cao kinh nghiệm và kiến thức trong nghề.
Như vậy, tiến tới xu thế trong thời kỳ hội nhập: “Chìa khóa trao tay” của ngành xây dựng đất nước chúng ta. Hầu hết các “chủ nhà” của công trình xây dựng sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp có đủ năng lực và uy tín để nhờ cậy và trao toàn bộ công trình.
Để có thể bắt kịp xu thế trong ngành, tránh bị đào thải khỏi “cuộc chơi” giải pháp tối ưu nhất dành cho các ông chủ doanh nghiệp xây dựng chính là: “tìm kiếm cho mình một người thầy để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm, nâng cấp bản thân và trở thành một chủ Doanh nghiệp xây dựng thông thái”.
Tham khảo thông tin chi tiết của chương trình huấn luyện Quản trị và Vận hành Doanh nghiệp Xây dựng tại: https://bit.ly/3CZrzDP