HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

“CHIẾC CẦU BẬP BÊNH” TRONG NGÀNH XÂY DỰNG

Việc lúc nhiều, lúc ít. Người lúc thiếu, lúc thừa. Bài toán về “chiếc cầu bập bênh” này diễn ra thường xuyên trong các doanh nghiệp xây dựng. Nguyên nhân là do đâu?

VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP

Quản trị tài chính, vốn: 

Nguồn tài chính và vốn duy trì là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều ông chủ doanh nghiệp xây dựng vì không có đủ kiến thức kinh doanh và trình độ quản trị thấp nên không thể kiểm soát dòng tài chính của doanh nghiệp mình, dẫn đến tình trạng: Gãy dòng tiền, doanh thu thấp, lợi nhuận gộp thấp, chi phí hoạt động cao,…. 

Quản trị nhân sự:

Chủ doanh nghiệp ngành Xây dựng không biết cách kiểm soát và thấu hiểu nhân sự; 

Việc đào tạo ra một KTS giỏi mất rất nhiều thời gian, nhưng khi họ giỏi rồi thì lại đi tìm một bến đỗ mới. 

Khó khăn trong việc tính lương ở các công trình, dự án bởi biên chế nhân sự phức tạp; Không phân bổ được khối lượng công việc dẫn đến mọi việc điều hành đều phải động tay, không chủ động được công việc, lúc ít lúc nhiều. Nhiều việc thì không đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình, ít việc thì doanh thu thấp, nhân sự ngồi chơi không có việc làm. 

Thực trạng này khiến các chủ doanh nghiệp xây dựng phải đối diện với nỗi đau không giữ chân được nhân sự, tạo vòng lặp rủi ro không có hồi kết: thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực giảm sút.

 

“Chiếc cầu bập bênh” trong ngành xây dựng

Quản trị rủi ro: 

Nhận thức về quản trị rủi ro của chủ doanh nghiệp xây dựng còn hạn chế: trong một số dự án đầu tư xây dựng có thực hiện quản trị rủi ro nhưng thực hiện không theo quy trình nhất định dẫn đến việc đưa ra các giải pháp ứng phó với rủi ro còn chậm, thậm chí gây thất bại cho dự án. Cán bộ quản trị rủi ro chứ không chỉ dựa vào kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp tức thời để ứng phó với rủi ro mà cần có cả tư duy quản trị.

Vậy “chiếc cầu bập bênh” – nỗi lo của chủ doanh nghiệp xây dựng chính là trở ngại về thiếu hụt kiến thức quản trị và vận hành doanh nghiệp.

Tưởng chừng như đây là vấn đề không mấy quan trọng đối với các chủ doanh nghiệp xây dựng, nhưng chính những nỗi đau này có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản, tác động là không hề nhỏ. Chính vì vậy, bản thân mỗi người chủ doanh nghiệp xây dựng cần phải hiểu rõ những nỗi đau này để có thể kịp thời trau dồi kiến thức quản trị, đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất nếu như không muốn rơi vào hoàn cảnh xấu nhất.

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến