HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

ĐẠO PHẬT TRONG KINH DOANH ĐƯỢC ỨNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều người làm kinh doanh cho rằng đưa đạo Phật ứng dụng vào kinh doanh sẽ làm họ mất nhiệt huyết kinh doanh vì họ sẽ dễ hài lòng với thực tại và không còn mong cầu gì nữa. Tuy nhiên đây là nhận định sai lầm. Vậy đưa đạo Phật vào kinh doanh thì điều gì sẽ xảy ra?

Góc nhìn của đạo Phật trong kinh doanh

Đối với Đạo Phật, mục tiêu lớn nhất là tập trung vào lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh. Nếu Đức Phật không có khát vọng to lớn thì làm sao có thể bỏ cung vàng, điện ngọc để đi tu luyện được.
Vì thế nếu nhìn kinh doanh qua góc nhìn đạo Phật sẽ giúp người làm kinh doanh có những bước đi chắc chắn và đạt được mục tiêu khi không quá căng thẳng mong cầu về mục tiêu đó.
 
Cụ thể, đối với người làm kinh doanh thông thường, họ đưa ra mục tiêu về doanh số và lợi nhuận. Tập trung dành 50% năng lượng vào mục tiêu mà quên mất việc họ muốn đạt mục tiêu thì phải dùng 100% năng lượng làm tốt từng ngày để đạt mục tiêu. Vì vậy, họ sẽ kinh doanh trong áp lực và thiếu năng lượng, khó thành công.
 
Đối với người làm kinh doanh theo góc nhìn đạo Phật, học sẽ dành 1% nhìn vào mục tiêu và 99% năng lượng để làm tốt từng ngày, sửa chữa từng ngày để đạt mục tiêu, còn việc đạt tới mục tiêu cuối cùng hay không còn phụ thuộc vào Tùy duyên. Vì vậy, họ sẽ kinh doanh trong hạnh phúc và dễ thành công.

Tại sao cần ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh?

Trên thực tế, có rất nhiều doanh nhân nổi tiếng tin tưởng và ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh, như:

  • Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup, là tỷ phú USD của Việt Nam;
  • Shark Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom);
  • Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Nữ doanh nhân, tỷ phú, Tổng Giám đốc Vietjet Air;
  • Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen;
  • Bà Thái Hương – Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH;
  • Ông Ngô Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam

 

Tuy nhiên, vẫn có những thực trạng tại nhiều doanh nghiệp khi có những người đi làm nhìn vào tiền lương, vì lương thấp nên họ chỉ làm việc với năng lực thấp, làm cho họ chỉ tranh cãi về lương và không nâng cao được năng lực. Còn người đi làm thành công thì họ thường quan tâm lớn nhất tới việc khẳng định được bản thân, làm tốt công việc nên nếu doanh nghiệp không tăng lương cho họ thì họ có thể đi bất cứ doanh nghiệp nào cũng tìm được mức thu nhập tốt. Những người đi khởi nghiệp nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận sẽ ít thành công, còn những người khởi nghiệp quan tâm tới tìm ra sản phẩm lợi cho cộng đồng thường sẽ dễ thành công. Họ chưa nhận ra nhưng đó chính là họ đang sử dụng triết lý của đạo Phật vào kinh doanh.
 

Lời khuyên để ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh

  • Với Chủ doanh nghiệp, hãy kiểm soát doanh nghiệp từng ngày dựa vào những số liệu cụ thể, biết sửa sai từng ngày sẽ giúp đi đến đích nhanh nhất nhưng là tùy duyên. Như vậy, sẽ giúp chủ doanh nghiệp kinh doanh trong vui vẻ, hạnh phúc.
  • Với Người đi làm, tập trung vào việc làm tốt công việc mình nắm giữ, khi đó sẽ có hàng nghìn cơ hội đến với bạn với mức lương mà bạn mong muốn.
  • Với Người khởi nghiệp, hãy nghĩ đến việc tạo ra sản phẩm tốt có thể thỏa mãn nhu cầu thị trường mục tiêu, sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng đi tới thành công.

Một số quy tắc khi ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh

Quy tắc giữ lương tâm trong sáng:

Là yếu tố hàng đầu và cực kỳ quan trọng. Người làm kinh doanh luôn phải tiếp xúc với tiền tệ và tài chính. Nhiều người thấy lợi nhuận đặt ra trước mắt liền quên hết lương tâm và bỏ qua các giá trị đạo đức.

Quy tắc Lợi mình, lợi người, lợi chúng sinh:

Trong kinh doanh, cần hợp tác để có lợi cho cả đôi bên thì mối quan hệ giữa các đối tác làm ăn sẽ luôn bền vững, cùng sinh lợi nhuận. Coi sự tồn tại và lợi ích của người khác cũng là của mình để tránh làm mất đi những giá trị tốt đẹp và lớn lao hơn.

Tính Vô thường:

Vạn vật chuyển biến không ngừng nghỉ cùng vũ trụ. Có những chuyển biến theo chiều hướng tốt đẹp, nhưng cũng có sự chuyển biến mang tính phá vỡ. Đó là quy luật khách quan. Vô thường để hủy hoại và vô thường để hình thành. Có khi thất bại này lại mở ra một cánh của khác tốt đẹp hơn. Việc của chúng ta là không nản lòng và mỉm cười bước tiếp.

Tính Nhân quả:

Nhân quả là quy luật tồn tại khách quan. Doanh nhân là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xã hội ngày một tốt đẹp, phồn thịnh hơn. Nếu các doanh nghiệp và doanh nhân làm việc với tâm trong sáng, lợi mình nhưng cũng không quên cái lợi của người khác thì sẽ có quả báo tốt đẹp. Ngược lại, nếu quá toan tính tư lợi, tâm không an lành thì mãi chỉ là người nghèo trên mọi phương diện.

 

 

Có thể thấy, ứng dụng đạo Phật trong kinh doanh còn mới mẻ. Tuy nhiên nhiều chủ doanh nghiệp đã sớm biết và ứng dụng triết lý nhà Phật vào trong hoạt động doanh nghiệp của mình. Các doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng tin tưởng và áp dụng. Chủ doanh nghiệp dựa trên quan điểm của nhà Phật để hình thành những quy tắc kinh doanh mới, đem lại hiệu quả tốt.
 
Như vậy, lời dạy của Đức Phật gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở những người thành công, đứng trước vinh hoa phải biết vun bồi đạo đức và sống theo lời Phật dạy, để kiếm tiền hợp pháp và tiêu tiền hợp lý. Sống đúng pháp Phật dạy, chắc chắn chúng ta được hạnh phúc, an lành, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và góp phần ổn định xã hội.

 

Chương trình Chuyển Hóa Tâm Thức của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global dành cho mọi đối tượng học viên và doanh nhân trên khắp cả nước! Đưa triết lý Phật pháp vào trong các hoạt động quản trị và vận hành doanh nghiệp sẽ giúp thay đổi và đưa doanh nghiệp đến những mực tiêu xa hơn của sự phát triển.

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến