Việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, điều khiến chủ doanh nghiệp không khỏi đau đáu bất an, mong muốn tìm được “giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”. Tâm thế của chủ doanh nghiệp nên đối mặt với khó khăn như thế nào để không bấn loạn? Chiến lược nào cần thay đổi để cứu doanh nghiệp ngay bây giờ? Thấu hiểu và đồng hành cùng với doanh nghiệp Việt, hãy cùng học viện doanh nhân CEO Việt Nam Global đi tìm đáp án cho những câu hỏi này!
Mục lục
ToggleTâm thế vượt qua khó khăn cho chủ doanh nghiệp
Trong thị trường kinh doanh, mỗi chủ doanh nghiệp có một chiến lược riêng để quản lý và vận hành cũng như đối diện với những khó khăn và thách thức riêng. Tuy nhiên, để vượt qua những khó khăn này, có 4 nguyên tắc quan trọng mà mọi doanh nghiệp có thể áp dụng, giúp chủ doanh nghiệp có tâm thế tốt nhất để đối mặt và vượt qua khó khăn.
Tâm thế 1: Khéo cầm quân – Không cần bày trận
Nếu chủ doanh nghiệp có tài cầm quân thì không phải đổ nguồn lực vào bày “thế trận”. Khi nhân sự có năng lực và đồng lòng, họ sẽ cùng nhau tạo nên một đội ngũ mạnh mẽ và sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách. Nhân sự giỏi còn có khả năng hỗ trợ định hướng và sắp xếp “thế trận” một cách khéo léo.
Sự đồng lòng và tương tác tích cực giữa chủ doanh nghiệp và nhân sự sẽ tạo nên một tâm thế tốt nhất để vượt qua khó khăn và đạt được thành công bền vững. Giai đoạn này chính là: “Biến mối đe dọa trở thành cơ hội”
Tâm thế 2: Khéo bày trận – Không cần đánh
Trong một môi trường có nhiều ngành nghề và cạnh tranh gay gắt, việc tập trung vào một mặt trận quan trọng hơn là phải đánh đoạt trên tất cả các mặt trận. Chủ doanh nghiệp cần biết tập trung nguồn lực vào những mặt trận quan trọng nhất để phát huy hiệu quả, lựa chọn mặt trận phù hợp và định hướng nguồn lực để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong giai đoạn khó khăn
Việc sử dụng nguồn lực một cách thông minh và tận dụng những cơ hội xuất hiện có thể giúp chủ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Cần biết làm chủ tình hình và tận dụng cơ hội thay vì chỉ nhìn vào mối đe dọa. Giai đoạn này chính là: “Chấp nhận giữ độ bình, duy trì ổn định”
Tâm thế 3: Khéo đánh – Không thua
Chủ doanh nghiệp cần cân nhắc giữa việc đầu tư để không thua lỗ và đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp trong quá trình vận hành doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn. Đôi khi, việc chấp nhận lợi nhuận không cao nhưng đủ để duy trì hoạt động là một lựa chọn hợp lý để không bị mất đi nguồn lực quan trọng và giữ vững lợi nhuận ổn định duy trì doanh nghiệp. Giai đoạn này chính là: “Giữ để tồn tại”
Tâm thế 4: Khéo thua – Không c.h.ế.t
Đôi khi, trong tình huống khó khăn nhất, việc chấp nhận lợi nhuận âm hoặc thậm chí phải bù lỗ nhưng không bị nợ quá hạn là một quyết định đúng đắn để đảm bảo dòng tiền mặt và nguồn lực cần thiết giúp giải quyết các vấn đề khó khăn.
Bên cạnh đó, cần đưa ra những kịch bản tốt nhất nhất hoặc xấu nhất đối với doanh nghiệp trong giai đoạn này. Các chiến lược theo chu kỳ năm hoặc quý đối với doanh thu, chi phí, lợi nhuận cần được xây dựng chi tiết để đảm bảo không gãy dòng tiền. Qua giai đoạn khó khăn, chúng ta sẽ có cơ hội rèn quân lại và phục hồi tình hình kinh doanh. Giai đoạn này chính là: “Giữ để không c.h.ế.t”
Tóm lại, các ông chủ cần xác định lựa chọn tâm thế phù hợp với tình hình của doanh nghiệp: Cầm quân? Bày trận? Đánh? hay Thua? từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Giải pháp chiến lược kinh doanh
Trong việc xây dựng giải pháp chiến lược kinh doanh, việc chuyển từ định phí sang biến phí có thể là một phương án hiệu quả để nâng cao hiệu suất kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh. Bằng cách điều chỉnh một số yếu tố chi phí và tăng doanh thu, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa lợi nhuận và thu hút khách hàng.
- Chi phí:
Định phí tiền thuê nhà, thay vì giảm biến phí, doanh nghiệp có thể đàm phán giá thuê với chủ nhà dựa trên mức doanh thu hiện tại. Ví dụ, nếu giá thuê bình thường là 100 triệu và doanh thu đạt 3 tỷ mỗi tháng, doanh nghiệp có thể thương lượng để giảm giá thuê xuống còn 90 triệu, điều này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến giá thuê.
- Tăng doanh thu:
Doanh nghiệp cần tập trung vào khách hàng. Thu thập thông tin về khách hàng như tên, số điện thoại, địa chỉ và nhu cầu của họ là rất quan trọng. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng uy tín để thu hút khách hàng tiềm năng. Điều kiện cần để thu hút khách hàng là phải có khách hàng có nhu cầu, và điều kiện đủ để thành công là doanh nghiệp có khả năng cung cấp và nguồn hàng đầy đủ. Nếu cần thiết, doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Tự động hóa:
Để tự động hóa, chủ doanh nghiệp cần phải tối ưu đủ 6 mặt trận. Từ Tài chính, chiến lược, kinh doanh, nhân sự, vận hành đến pháp lý. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp giúp doanh chủ có thể cải thiện các yếu tố trên trong đó có cơ chế khoán toàn diện CCSC. Điểm đặc biệt của CCSC là có thể giải quyết đồng nhất được mọi mặt trận trong doanh nghiệp. Giúp chủ doanh nghiệp được toàn diện hệ thống số để kiểm soát sức khỏe Doanh nghiệp thông qua hệ thống nhân sự làm việc cho mình.
>> Xem thêm: 3 kỹ năng cần có của nhà quản trị tài giỏi
Giải pháp chiến lược nhân sự
Tư tưởng và tư duy đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua khó khăn và duy trì hoạt động của một doanh nghiệp.
Tư tưởng
Đầu tiên, tư tưởng phải linh hoạt và thích ứng với tình hình, có khả năng thay đổi khi cần thiết. Một chủ doanh nghiệp thông minh sẽ giữ vững các yếu tố quan trọng như lương cứng cao và mức chiết khấu hợp lý để đảm bảo sự đồng lòng và sự hài lòng của nhân sự. Tuy nhiên, trong thời kỳ khó khăn, chủ doanh nghiệp cũng cần sử dụng các phương thức trả lương linh hoạt như chuyển đổi sang hình thức làm việc bán thời gian.
Tư duy:
2.1. Trả lương = lương cứng + (chiết khấu (%) x doanh thu hiệu quả nhân sự)
Một tư duy quan trọng trong việc truyền thông an lòng nhân sự là tạo lòng tin và chia sẻ khó khăn với họ. Chủ doanh nghiệp cần thiết lập một môi trường tin cậy và chia sẻ thông tin về tình hình khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải. Bằng cách hiển thị bảng dòng tiền và minh chứng về khó khăn thực tế, chủ doanh nghiệp có thể xây dựng sự đồng cảm và sự ủng hộ từ phía nhân sự. Nếu nhân sự không chia sẻ khó khăn và không có cơ hội tốt hơn ngoài kia, chủ doanh nghiệp có thể khuyến khích họ ở lại và đồng hành trong việc vượt qua khó khăn cùng doanh nghiệp.
- Đối với nhân sự cần phải giữ: lương cứng cao hoặc giảm ít để giữ, đồng thời tăng chiết khấu cao;
- Đối với nhân sự tuỳ duyên: trả lương theo thống nhất trong giai đoạn khó khăn;
- Đối với nhân sự có thể thay đổi được: Chuyển sang partime hoặc cộng tác viên.
2.2. Lập bảng định phí lương nhân sự.
Việc lập bảng định phí lương nhân sự cũng rất quan trọng trong việc quản lý tài chính. Trong thời kỳ bình thường, chủ doanh nghiệp nên giữ nguyên mức lương cứng, hệ số chiết khấu và doanh thu khoán phù hợp, tùy thuộc vào doanh thu trong thời gian ổn định.
Trong thời kỳ khó khăn, chủ doanh nghiệp có thể điều chỉnh lương cứng và doanh thu khoán thấp xuống, hệ số chiết khấu cao hơn, tùy thuộc vào doanh thu trong thời gian khó khăn.
Lập kế hoạch và hành động
Bước cuối cùng, chủ doanh nghiệp cần phải đưa ra những kế hoạch hành động cụ thể để triển khai, bù đắp lại những sai lầm trước đó.
“Sửa lại ngôi nhà cũ để giữ chân nhân tài”
Chủ doanh nghiệp cần xây dựng chính sách lương thưởng, lộ trình thăng tiến rõ ràng cho từng phòng ban, nhân sự. “Cá lớn tới đâu mồi phải lớn tới đó”. Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp quản trị nhân sự, trong đó cơ chế khoán đang được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng. Cơ chế khoán hoạt động linh hoạt theo triết lý 3T bao gồm Thân – Tâm – Tuệ, giúp thấu hiểu con người để từ đó đưa ra những chính sách đãi ngộ tốt nhất đến từng bộ phận, từng người ở từng thời điểm khác nhau.
>> Xem thêm: 3 phương pháp tính lương hiệu quả
“Xây thêm tầng để chào đón nhân tài”
Muốn giữ chân nhân sự giỏi hay chào đón nhân tài mới thì đều cần nâng tầm doanh nghiệp. Chúng ta không thể “dùng tổ chim sẻ để nuôi những con đại bàng”. Muốn vậy nhất thiết doanh nghiệp phải được tự động hóa để có thể nhân bản và mở rộng. Từ đó đưa doanh nghiệp hướng tới IPO, vươn tầm quốc tế.
Đừng để kế hoạch mãi là kế hoạch. Cái gì làm được cần làm ngay. Cái gì chưa thông thì bổ sung kiến thức, nâng cao trí tuệ. Đầu tư vào trí tuệ luôn là khoản đầu tư tốt nhất. Học viện CEO Việt Nam Global cung cấp Chương trình CEO Quản Trị – giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ chế khoán cũng như các phương pháp quản trị và vận hành hệ thống kinh doanh của mình. Hy vọng bài viết trên có thể giúp cho chủ doanh nghiệp tìm “Giải pháp vượt qua khó khăn” để quản trị nguồn nhân lực và vận hành hiệu quả doanh nghiệp!