HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

KHỞI NGHIỆP – LỐI ĐI NÀO CHO KIẾN TRÚC SƯ?

Kiến trúc sư – “cha đẻ” của những bản thiết kế tuyệt vời, không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Họ là những người đã phác thảo nên bộ xương sống cho những nhân vật “chứng nhân lịch sử” – trường tồn theo dòng thời gian.

Tuy nhiên, những người kiến trúc sư tài giỏi ấy vẫn chưa thể thiết kế được cuộc đời mình! Ngay bây giờ cần phải có một cái nhìn tổng quan về những người kiến trúc sư tài giỏi đang đứng giữa biển thách thức của ngành, từ đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ và lối đi cho kiến trúc sư Việt Nam!

Kiến trúc sư Việt Nam đang đối diện với “cơn bão” thách thức

 

Đi lên từ nghề – Nỗi đau của kiến trúc sư muốn khởi nghiệp

Kiến trúc không chỉ là một ngôi nhà đẹp, tiện nghi, Kiến trúc lớn hơn cả một ngôi nhà. Nó liên quan tới một môi trường, nơi chất lượng sống luôn đòi hỏi phải tốt và thân thiện hơn. Chính vì vậy bài toán Kiến trúc hôm nay khác hẳn ngày hôm qua, xã hội luôn phát triển, nền văn minh càng tiên tiến thì kiến trúc sư sẽ phải đối mặt với những thách thức mới.

Thách thức 1: Một thời đại của những biến đổi

Thế giới đang biến đổi. Khoa học và công nghệ phát triển. Kiến trúc trong một thời đại mới được làm giàu lên nội dung của mình nhờ có sự kết nối với các ngành khoa học khác nhau. Kiến trúc thông minh gắn liền với tiến bộ của công nghệ máy tính và điều khiển học. Kiến trúc bền vững liên quan tới các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường… 

Hơn bao giờ hết, KTS cần phải biết tự trang bị cho mình các kiến thức đa ngành và cách làm việc với các chuyên gia khác nhau. Hơn nữa, trong mọi trường hợp vai trò của KTS luôn phải là người có khả năng tạo sự hài hòa. Không chỉ biết tạo ra những bản thảo logic, mà còn phải biết linh hoạt đưa ra các ý tưởng mới để tạo nên những hình thức mới. Những hình thức đó không chỉ làm duyên cho bản thân công trình mà còn làm đẹp cho cả thành phố. 

Thách thức 2: Bình tâm trong cơn lốc thị trường

Thế giới đang tăng tốc vùn vụt. Những biến đổi của đời sống ngày nay diễn ra quá nhanh. Chính sách mở cửa và nền kinh tế thị trường đã tạo nên một chân trời rộng mở cho các nhà đầu tư. Thời cơ của chủ đầu tư luôn đòi hỏi kiến trúc sư phải nhanh. Nghĩ nhanh, làm nhanh, nộp bài nhanh trở thành một trong những điều kiện để thương thuyết Hợp đồng. 

Và hậu quả là nhiều tác phẩm “Kiến trúc nhanh” đã ra đời. Lúc đó kiến trúc sư phải tập trung cao độ trong một thời gian ngắn, làm việc không ngừng không nghỉ, hầu như phải thức đêm để yên tĩnh làm việc. Vì vậy, hành nghề kiến trúc đòi hỏi phải có sức khỏe và phải biết bình tâm trước chủ đầu tư, trước cơn lốc của thị trường để bảo tồn cho đời sống không chỉ của riêng mình. Bình tâm trong cơn lốc thị trường thật khó khăn, nhưng lại rất cần cho người làm nghề kiến trúc.

Thách thức 3: Đối mặt với rủi ro của nghề nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường lẽ tất nhiên người làm thuê phải làm vừa lòng ông chủ. KTS luôn phải đối mặt với rủi ro về việc họ luôn phải chọn lựa hai con đường: Hoặc là một tác phẩm để đời, hoặc chấp nhận một thỏa hiệp với các chủ đầu tư. Tuy nhiên, không phải lúc nào KTS cũng đúng, không phải lúc nào ý muốn của chủ đầu tư cũng là thích đáng. 

Để tránh rủi ro, trước một chủ đầu tư không biết nhìn về phía trước, đặt hàng theo chủ quan, không theo xu hướng kiến trúc thời đại, thì người sáng tạo cần có một ứng sách mềm dẻo, sự thỏa hiệp hay từ chối là kết quả thuyết phục của KTS có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Bên cạnh đó, khi chủ đầu tư chuyển đổi vị trí công tác thì cũng là lúc KTS ngẩn ngơ trước một ông chủ mới, mà chưa kịp tìm hiểu tính cách ra sao. Nhiều dự án đã bị đổ theo chân chủ cũ hoặc bị mang đi sử dụng mà không được quan tâm tới cái gọi là Quyền tác giả. Những người KTS chỉ còn biết chấp nhận để lại bắt đầu một chặng đường mới.

Thách thức 4: Cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.

Sự hội nhập toàn cầu đã tạo điều kiện cho ngành kiến trúc tiếp cận với thế giới không khó khăn như ngày xưa. Ngày nay mảnh đất Việt Nam đang là một khu vực hấp dẫn cho các nhà đầu tư, và lẽ dĩ nhiên cho cả các Tập đoàn tư vấn thiết kế.

Một sản phẩm hàng hóa nếu gắn với một thương hiệu tên tuổi quốc tế, ắt sẽ bán được nhanh hơn. Một chung cư cao tầng được quảng cáo do nước ngoài tư vấn, giám sát sẽ hấp dẫn khách hàng hơn. Mặt khác – xét trên phương diện chuyên môn – các sản phẩm quốc nội về cơ bản vẫn còn một khoảng cách với sản phẩm quốc tế. 

Thách thức 5: Đối mặt với chính bản thân 

Kiến trúc là một nghề cần có đạo đức. Việc tuyển lựa lấy tiêu chí đạo đức đứng trước chuyên môn sẽ nhắm vào những người trân trọng nghề nghiệp, và hiểu rằng mình đang làm một nghề cao quý cho xã hội. Kiến trúc là một nghề đòi hỏi phải có thái độ và trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Người KTS được trao sứ mệnh làm đẹp cho không gian sống của mọi người. Chỉ khi đối mặt với chính bản thân, những người Kiến trúc sư mới thấy rằng nghề kiến trúc thật gian truân nhưng vô cùng cao quý.

Chuyên môn của kiến trúc sư VIỆT NAM giỏi nhưng không có cơ hội thăng tiến

Kiến trúc Hiện đại Việt Nam đã trải qua hơn 100 năm phát triển, có nốt thăng có nốt trầm, nhưng tựu trung lại vẫn là một nền kiến trúc luôn hướng về bản sắc dân tộc Việt, ngay cả dưới thời Pháp thuộc. Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, giới kiến trúc sư ở cả hai miền Bắc – Nam đều hướng tới những giải pháp thiết kế hiện đại mang tính dân tộc, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Nam. Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, kiến trúc Việt Nam vừa tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài vừa gặt hái được nhiều thành tựu to lớn gắn liền với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, tạo ra những tác phẩm đa sắc màu nhưng vẫn mang bản sắc riêng của kiến trúc Việt Nam hiện đại.

 

Tuy nhiên các kiến trúc sư Việt Nam vẫn không có cơ hội thăng tiến và phát triển. Bởi cùng với những thách thức trong ngành kiến trúc, KTS đang gặp phải rất nhiều khó khăn:

Duy trì con đường làm thuê thì mâu thuẫn với ông chủ, không hiểu được mong muốn của ông chủ dẫn đến dễ bất mãn. Không những vậy, cứ tiếp tục bình ổn lành nghề thì sẽ không thể xác định được rõ đích đến của cuộc đời và mục tiêu nghề nghiệp cũng không có cơ hội làm chủ được công việc.

Quyết tâm theo đuổi con đường làm chủ thì gặp nhiều thách thức. Mở doanh nghiệp riêng nhưng không đủ kiến thức tài chính, khả năng quản trị và vận hành doanh nghiệp; Thiếu sân chơi, cộng đồng kết nối giữa các kiến trúc sư, chủ doanh nghiệp xây dựng.

Muốn phát triển, đừng dừng lại ở chuyên môn giỏi phải học kiến thức quản trị và vận hành doanh nghiệp!

Ở Việt Nam chỉ có vài đơn vị tư vấn có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế. Nếu những người kiến trúc sư không có thương hiệu, họ sẽ làm thuê cho các nhà chủ đầu tư hoặc nhà tư vấn nước ngoài. Tuy khi làm thuê, kinh tế chưa chắc đã thấp hơn khi mình làm chủ. Về mặt chuyên môn, âu cũng là cơ hội để tự nâng cao năng lực của mình. 

Tuy nhiên nếu không lựa chọn làm chủ, không lựa chọn con đường thăng tiến cho mình để làm chủ, thì các kiến trúc sư sẽ mãi là người “Lành Nghề”, ngày một đối diện với nhiều thách thức mà chỉ có thể phụ thuộc vào ông chủ, không thể chủ động tìm phương pháp giải quyết trước những rủi ro, thách thức.

 

Vì vậy, muốn phát triển, đừng dừng lại ở chuyên môn giỏi, kiến trúc sư phải học thêm kiến thức quản trị và vận hành doanh nghiệp. Hãy thiết kế nên một tác phẩm lớn nhất của kiến trúc sư là thiết kế cuộc đời của chính mình!

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến