Nỗi đau lớn nhất của các nhà khởi nghiệp chính là “đi lên từ nghề”. Sau khi “lành nghề” và đạt được những thành tựu chuyên môn nhất định, họ quyết định khởi nghiệp – đứng lên tự làm chủ hoặc được bổ nhiệm làm người đứng đầu.
Một điểm chung nhất của nỗi đau này chính là không được dạy tư duy làm chủ, không có các kinh nghiệm, kiến thức thực chiến về quản trị và vận hành Doanh nghiệp. Như một quy luật tự nhiên, điều này khiến cho các ông chủ doanh nghiệp phải đối diện với những khó khăn, thách thức cản trở con đường tiếp quản doanh nghiệp.
Mục lục
ToggleKHI GIÁM ĐỐC KHỞI NGHIỆP TRỞ THÀNH “KHỔ CHỦ”
“Làm chủ chưa chắc đã tốt hơn làm thuê nếu không đủ trí tuệ – tư duy đến đâu làm chủ đến đó”
Trong thời đại sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, dù quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động lâu năm hay mới khởi nghiệp thì gần như mọi doanh nghiệp đều có những nỗi đau hiện hữu khiến người làm chủ, ban lãnh đạo luôn phải lo lắng.
Người chủ doanh nghiệp không chỉ cần phải định hướng doanh nghiệp giữ vững mà còn phải theo kịp với xu thế hiện nay. Nhiệm vụ này chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bởi họ còn gặp phải rất nhiều những khó khăn mà đôi khi lao vào bế tắc. Vì vậy việc nhận diện và chỉ rõ những khó khăn nổi bật nhất là rất quan trọng.
KHỞI NGHIỆP – TRỞ NGẠI VỀ THIẾU HỤT KIẾN THỨC QUẢN TRỊ VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP
Tưởng chừng như đây là vấn đề không mấy quan trọng đối với các nhà khởi nghiệp, nhưng chính những nỗi đau này có thể khiến doanh nghiệp bị phá sản, tác động là không hề nhỏ. Chính vì vậy, bản thân mỗi người doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải hiểu rõ những nỗi đau này để có thể đưa ra những phương án giải quyết tốt nhất nếu như không muốn rơi vào hoàn cảnh xấu nhất:
VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH, VỐN:
Nguồn tài chính và vốn duy trì là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vì không có đủ kiến thức kinh doanh và trình độ quản trị thấp nên không thể kiểm soát dòng tài chính của doanh nghiệp mình, dẫn đến tình trạng: Gãy dòng tiền, doanh thu thấp, lợi nhuận gộp thấp, chi phí hoạt động cao,…. và một loạt hệ quả khác tạo ra một kịch bản éo le “chuyện lạ khởi nghiệp: chuyên môn rất giỏi nhưng doanh nghiệp vẫn lỗ”
VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ QUẢN TRỊ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ:
Chủ doanh nghiệp khởi nghiệp không biết cách kiểm soát và thấu hiểu nhân sự; Khó khăn trong việc tính lương ở các công trình, dự án bởi biên chế nhân sự phức tạp; Không phân bổ được khối lượng công việc dẫn đến Mọi việc điều hành đều phải động tay, không chủ động được công việc, lúc ít lúc nhiều. Nhiều việc thì không đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình, ít việc thì doanh thu thấp, nhân sự ngồi chơi không có việc làm.
Thực trạng này khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp phải đối diện với nỗi đau không giữ chân được nhân sự, tạo vòng lặp rủi ro không có hồi kết: thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực giảm sút.
VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ QUẢN TRỊ RỦI RO:
Nhận thức về quản trị rủi ro của doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế: khi không theo quy trình nhất định từ nhận dạng, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro dẫn đến đưa ra các giải pháp ứng phó với rủi ro còn chậm và thậm chí gây thất bại cho dự án.
Hệ thống tổ chức quản trị rủi ro chưa được coi trọng: quản trị rủi ro là một hoạt động quản trị cần phải được hoạt động theo các nguyên tắc thống nhất, cán bộ quản trị rủi ro chứ không chỉ dựa vào kinh nghiệm và đưa ra các biện pháp tức thời để ứng phó với rủi ro mà cần có cả tư duy quản trị.
GỠ BỎ “GÔNG CÙM” CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP
Thế giới đang có những biến chuyển rất nhanh và mạnh, xu thế toàn cầu hóa đòi hỏi nước ta phải sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đứng trước những thách thức, yêu cầu khắt khe của kinh tế thị trường và hơn bao giờ hết những người lãnh đạo doanh nghiệp phải có những nhìn nhận thẳng thắn, đúng đắn những gì được và chưa được ở mình và doanh nghiệp mình, chỉ ra đường đi nước bước, thế giới quan đúng đắn về tư duy quản trị để phát triển doanh nghiệp trong thị trường.
Như vậy khúc mắc nằm ở các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ quản trị và vận hành doanh nghiệp. Khả năng quản trị và vận hành của các chủ doanh nghiệp khởi nghiệp g còn yếu kém. Vì vậy, để thoát khổ các nhà lãnh đạo học thêm về các kiến thức quản trị và vận hành doanh nghiệp của mình.