Trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế vĩ mô và thị trường xây dựng, đang mở ra những cơ hội mới để ngành xây dựng trong nước phát triển mạnh. Nhưng bên cạnh đó, các Doanh nghiệp Xây dựng cũng sẽ phải đối diện với những thách thức mới, đặc biệt là bài toán nan giải về vấn đề nhân sự trong ngành.
Mục lục
ToggleThiếu hụt nguồn nhân lực: “Đơn giá nhân công đã tăng 30% nhưng vẫn không tìm được nguồn nhân lực”
Sau khi đương đầu với đại dịch Covid 19 kéo dài, ngành kiến trúc – xây dựng đã phải chịu ảnh hưởng rất lớn. Để phục hồi và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, ngành xây dựng cần lực lượng lao động lớn hơn, tăng khoảng 400.000 – 500.000 mỗi năm.
Tuy nhiên, “tìm kiếm nguồn nhân lực ở đâu?” lại là một câu hỏi hóc búa dành cho chủ doanh nghiệp trong vấn đề này. Tình trạng khan hiếm lao động ngành xây dựng đang diễn ra khá trầm trọng khiến các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển mới công nhân để bù đắp vào lực lượng bị thiếu hụt tại các công trường.
Chất lượng nguồn nhân lực: “Hiện chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường”
Nhiều công trình lớn ở nước ta vẫn phụ thuộc nguồn nhân lực của nước ngoài, kể cả lực lượng thiết kế, giám sát và vận hành thiết bị tiên tiến như công trình giao thông ngầm, công trình hóa chất phức tạp… Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp xây dựng Việt Nam không thể cạnh tranh khi đấu thầu các dự án trong và ngoài nước.
Quản trị nguồn nhân lực: “Chủ doanh nghiệp đi lên từ nghề, không có kiến thức và chuyên môn quản trị nhân sự”
Chủ doanh nghiệp ngành Xây dựng không biết cách kiểm soát và thấu hiểu nhân sự; Khó khăn trong việc tính lương ở các công trình, dự án bởi biên chế nhân sự phức tạp; Không phân bổ được khối lượng công việc dẫn đến nhiều việc thì không đảm bảo được tiến độ và chất lượng công trình, ít việc thì doanh thu thấp, nhân sự ngồi chơi không có việc làm.
Thực trạng này khiến các chủ doanh nghiệp xây dựng phải đối diện với nỗi đau không giữ chân được nhân sự, tạo vòng lặp rủi ro không có hồi kết: thiếu hụt nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực giảm sút.
Như vậy, nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong những dự án xây dựng, nó ảnh hưởng đến năng suất lao động, tiến độ và chi phí của cả dự án. Với sự phát triển không ngừng của xã hội thì chất lượng của nhân sự cũng theo đó mà tăng, dẫn đến sự khan hiếm về nguồn nhân lực trong tương lai gần.
Muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế, để đưa doanh nghiệp xây dựng Việt vươn tầm thế giới, đòi hỏi chủ doanh nghiệp xây dựng phải có những kỹ năng về quản trị và vận hành tối ưu nhất. Trí tuệ chủ doanh nghiệp tới đâu, tầm doanh nghiệp tới đó. Đầu tư vào trí tuệ luôn là khoản đầu tư quan trọng nhất.
Nhằm giúp Chủ Doanh nghiệp xây dựng phát triển toàn diện khả năng quản trị và vận hành doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó có thể định vị được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại và đưa ra giải pháp đứng vững trong thị trường ngành.
HỌC VIỆN CEO VIỆT NAM triển khai tổ chức chương trình Huấn luyện: “QUẢN TRỊ VÀ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG”
Tham gia chương trình Huấn luyện Quản trị và Vận hành Doanh nghiệp Xây dựng được trực tiếp đào tạo và chia sẻ bởi Thầy Ngô Minh Tuấn: https://bit.ly/fb_quan_tri_xay_dung_a2-2