Người lãnh đạo trong mỗi tổ chức đóng vai trò quan trọng, họ định hướng và dẫn dắt sự phát triển. Sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào khả năng lãnh đạo tài giỏi. Để nổi bật, bạn cần nỗ lực và vượt qua rào cản. Người lãnh đạo phải đi nhanh và đôi khi cảm thấy cô đơn. Họ là nguồn cảm hứng và định hướng cho đội ngũ, tạo môi trường tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, hầu hết CEO đều cô đơn trong cuộc đời này… cùng Học viện doanh nhân CEO Việt Nam Global hiểu và vượt qua trạng thái cô đơn của những người làm sếp nhé!
Trong một buổi chia sẻ với các CEO, Ông Ngô Minh Tuấn nói: “Các CEO cô đơn, nó là một quy luật tất yếu, nhưng khi vượt qua nó, đó là hạnh phúc, an lạc và thành công!” Bước đi khó nhất mà CEO có thể thực hiện … là bước đi một cách đơn độc. Nhưng chính bước đi đó lại là thứ khiến CEO là một người mạnh mẽ nhất, một người không thể chia sẻ cùng ai, không ai hiểu được mình, đơn độc trên con đường tới đích mặc dù xung quanh là một đám đông hùng hậu luôn có vẻ sẵn sàng “vì sếp, vì sự phát triển của công ty”.
Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEN GROUP cũng từng chia sẻ tại một buổi hỏi đáp: “Nỗi đau lớn nhất của người làm kinh doanh là sự cô đơn, đặc biệt là khi thất bại, không ai gánh chịu cho mình đâu, điều đó là sự thật, mình không thể nói được cũng không thể chia sẻ cho ai được, mà chỉ có một mình mình chịu thôi!”
Sếp luôn mặc định bị gạt ra mọi cuộc ăn chơi của nhân viên? Sếp là người “ngoài hành tinh”, “thú dữ”, là nhân vật thứ ba trong câu chuyện phiếm giờ trưa. Có bao giờ các CEO nghĩ mình cô đơn vì lí do gì? Thử hỏi 10 nhân viên về sếp của họ thật cởi mở, có tới 7 người sẽ mở đầu bằng câu: – Sếp của tôi tốt, nhưng… Rồi sẽ kể hàng trăm tật xấu, những tin đồn thất thiệt, mâu thuẫn giữa họ và sếp, những điều vụn vặt được truyền miệng đó lâu dần khiến nhân viên sợ, có ác cảm, không thiện chí với sếp.
“Chữ “Tài” liền với chữ “tai” một vần”. CEO không có tài thì không được nhân viên thực sự tôn trọng, không làm nhân viên tin tưởng được. Ngược lại nếu tài thì sẽ cô đơn, không phải ai cũng sẽ nhìn nhận cái tài một cách tích cực.
Vượt qua trạng thái cô đơn của những người làm sếp
“Tâm” – Sự công bằng, ghi nhận một người CEO có tâm rất dễ nhận diện. Đứng góc độ là một CEO, không thể nào quan tâm cặn kẽ từng nhân viên được. Lãnh đạo không cần làm bạn với tất cả nhân viên nhưng sẽ đối tốt với mọi người, đặc biệt đối xử công bằng và biết ghi nhận. Vậy tại sao họ lại cô đơn? Vì họ công bằng. Vì sự kì vọng của nhân viên áp đặt lên họ. Vì mục tiêu chung của công ty.
Những vị lãnh đạo có tầm luôn ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp và cách suy nghĩ của nhân viên – nhưng thường không ai nhận ra ngay giá trị của quý ông “dở hơi” này. Có thể trên cương vị CEO đôi lúc không thể là hình mẫu lý tưởng của toàn thể nhân viên được nhưng những người lãnh đạo mạnh mẽ này sẽ là người bảo vệ quyền lợi của nhân viên tốt hơn những người luôn làm bạn với nhân viên.
Cô đơn không phải là trở ngại. Ai cũng núp vào vùng an toàn của mình , thì ai sẽ là người kéo tổ chức đi lên. Bạn cần có đủ tâm, đủ tài, đủ tầm để dùng đúng người vào việc họ giỏi nhất. Nhân viên nói gì sau lưng bạn, đều không kiểm soát được. Nhưng cách giữ nhân tài, cách giữ đúng người cho tổ chức đó chính là làm cho họ phục. “Tâm phục” sẽ làm cho họ có động lực làm việc và tin tưởng sếp hơn. Và để trở thành một CEO ngoài thành công, mà phải an lạc và hạnh phúc thì các CEO sẽ phải tu luyện, trau dồi nhiều, đặc biệt là vượt qua được sự cô đơn từ giờ tới lúc đó!
Hy vọng qua bài viết này, Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global có thể giúp quý anh/chị hiểu và vượt qua trạng thái cô đơn của mình, cũng như có được quá trình kinh doanh thành công, mang lại lợi nhuận cao. Đồng hành cùng các chủ doanh nghiệp, Học viện cung cấp Chương trình CEO Quản Trị – Giám đốc điều hành K108 từ Thứ Năm đến Chủ nhật, ngày 08- 11/06/2023 tại Phương Nam Resort – P. Vĩnh Phú – TP. Thuận An – Tỉnh Bình Dương.
Tham gia Chương trình CEO Quản Trị – Giám đốc điều hành ngay tại: https://bit.ly/ceo-quan-tri