HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

TÂM THẾ VÀ VỊ THẾ TRONG GIAO TIẾP

Tâm thế trong giao tiếp, bạn hay những người khác đều muốn chia sẻ, trao giá trị cho người đối diện. Tuy nhiên đôi khi có những lúc mình có nói hay thế nào chặt chẽ thế nào nhưng người khác vẫn không nghe. Rào cản ở đây chính việc “làm gương”.

 

Tâm thế và vị thế

MUỐN NÓI NGƯỜI KHÁC NGHE

BẠN PHẢI HIỂU TÂM THẾ VÀ VỊ THẾ CỦA BẢN THÂN MÌNH

 

Ví dụ bạn muốn dạy người khác cách làm giàu thì bạn chắc chắn đã và đang giàu có, bạn muốn dạy người khác cách bán hàng thì trước tiên bạn phải là một người đã bán được rất nhiều hàng cho rất nhiều khách hàng khác nhau, bạn muốn người khác có tâm yêu thương thì đầu tiên chính bạn phải sở hữu tâm đó .

 

Đơn giản một người không biết sẽ không bao giờ nghe một người chưa biết dạy mình cả! Muốn người khác tin cái mà bạn nói chỉ có duy nhất một cách đó chính là trên thực tế bạn đã làm được và bạn giỏi.

 

Nói về vị thế, chắc chắn các bạn đã từng gặp qua trường hợp mình là nhân viên biết rằng phương án này đúng đắn và hiệu quả cao nhưng nói với sếp, sếp lại gạt đi. Một điều dễ hiểu, đó là những người sếp có cái tôi lớn và vị thế của họ cao, có thể họ không nghe mình lúc đó nhưng hôm sau họ vẫn làm theo.

 

Nhưng nếu bạn vẫn cố gắng thuyết phục thì chính bạn đang sai về mặt bản chất bởi vì kĩ năng cơ bản nhất của một người sếp khi nhận một văn bản, đề xuất từ nhân viên chí ít họ cũng sẽ sửa một số câu từ, đó chính là khẳng định vị thế.

 

Bởi vậy bạn có một tâm thế tốt nhưng lại nói cho một người có vị thế cao thì những điều bạn nói họ vẫn nghe, vẫn dùng nhưng một điều chắc chắn là họ sẽ không công nhận tất cả.

 

Nếu muốn người khác lắng nghe những gì mình nói và công nhận tất cả những lời nói của mình thì cách duy nhất là vun đắp cho mình một tâm thế tốt, một vị thế cao, bạn nhé!

 

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến