“Vô” là không, “Minh” là sáng suốt. “Vô minh” chỉ nhận thức sai lầm về chính mình và thế giới xung quanh. Ngay nơi cuộc sống này, mà không biết cái nào là giả dối, không nhận ra cái nào là chân thật, là vô minh.
Mục lục
ToggleĐIỀU GÌ KHIẾN CON NGƯỜI VÔ MINH?
-
Thứ nhất là do “Tham”
Tham là tham lam, là sự ham muốn quá mức đến mức bị cuốn theo, bị đắm chìm vào những thứ khiến mình ưa thích, lòng tham không có điểm dừng, càng có được những thứ bản thân ưa thích lại càng tham.
-
Thứ hai là do “Sân”
Sân là lòng thù hận, giận dữ khi không được thỏa ý muốn của bản thân. Sân cũng chính là sự bất bình. Từ giận dữ ban đầu hóa thành sự oán trách, ấm ức trong lòng, giữ đó làm cái cớ để trả thù về sau, làm điều sai trái.
-
Thứ ba là do “Si”
Si là sự si mê đến mê muội, không sáng suốt. “Si” khiến con người ta không còn khả năng hiểu lẽ phải, phân biệt đúng sai, tốt xấu… từ đó vô tình hoặc cố ý tạo ra những điều sai trái, có hại cho cả bản thân và người khác.
-
Thứ tư là do “Mạn”
Mạn là ngạo mạn, tự mãn, kiêu căng, cho mình là nhất, là hơn người. Con người khi có điểm vượt trội hơn kẻ khác thường sinh ra tâm lý so sánh hơn thua, kiêu căng, khinh thường, tự mãn hoặc coi mình là “trung tâm của vũ trụ”. Từ “mạn” mà sinh ra sự ghét bỏ, đố kỵ, hãm hại lẫn nhau từ đó sinh ra khổ đau, phiền não.
-
Cuối cùng là do “Nghi”
Là hoài nghi, ngờ vực. “Nghi” được ví như kẻ thù cuối cùng tâm ta khởi sinh rồi mang tới khổ đau. Vì “Nghi” nên luẩn quẩn không lối thoát. Vì “nghi” nên không thể nhìn ra, nhìn xa được. Cũng giống như hành trình tìm nước trên sa mạc – không bản đồ, không vật dụng. Đáng sợ hơn, lòng nghi hoặc tai hại nhất chính là nghi ngờ về khả năng của bản thân mình, nghi ngờ chính trực giác của mình từ đó kìm hãm, giam cầm chính sự phát triển của chính mình.
Như vậy, người Vô Minh – thiếu lý trí, hiểu biết nông cạn thì cần bỏ bớt Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi thì tâm mới có thể an yên và tuệ mới có thể thông suốt!