HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

3 bước khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi người. 8 tiếng là một khoảng thời gian rất dài trong mỗi ngày của chúng ta, vì thế có một nghề nghiệp phù hợp và cảm thấy hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global cung cấp cho bạn 3 bước nhằm khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

 

 

1. Phân tích giá trị sống (Mong muốn trong cuộc sống của bạn là gì?)

Giá trị sống là những điều con người cho là quý giá nhất đối với bản thân họ và nó định hướng cho mọi hành động của họ. Giá trị sống của người này có thể là hòa bình, trung thực, tôn trọng, yêu thương,…cũng có người chọn điều quý giá nhất đối với họ là tiền bạc quyền lực, sự an nhàn, danh vọng, sự hưởng thụ ,…Như vậy giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau.

 

  • Có người mong muốn chỉ cần một thu nhập ổn định và một gia đình hạnh phúc.
  • Có người lại mong muốn trở nên nổi tiếng, có địa vị và kiếm được nhiều tiền. Họ dốc hết thời gian cho việc xây dựng hình ảnh cá nhân và họ cảm thấy hạnh phúc với điều đó.
  • Có những người thì họ cũng chả cần nổi tiếng, nhiều tiền mà họ cũng chả cần gia đình, thứ mà họ coi trọng lớn nhất đó là bạn bè và các mối quan hệ trong xã hội. Vì vậy họ sẽ đầu tư quỹ thời gian và tiền bạc cho những mối quan hệ đó miễn sao chỉ cần có anh em bạn bè là họ hài lòng.
  • Có những người có thể từ bỏ gia đình để sống một cuộc sống thoải mái. Họ có thể từ bỏ một công việc vất vả để sống một cuộc sống an nhàn với những điều giản dị, miễn sao họ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc.

 

Như vậy để tìm kiếm mong muốn ở chính bản thân ta là điều không hề khó. Có thể bằng quan sát, phân tích những sở thích, niềm hạnh phúc, thú vui, trách nhiệm,…. thì bất cứ ai cũng đều tìm được mong muốn trong cuộc sống của mình là gì.

 

Xem thêm: 3 việc cần làm trong cuộc sống để không hối hận

2. Định vị năng lực bản thân (Đâu là điểm mạnh/ điểm yếu của bạn?)

Sau khi đã tìm được mong muốn của bản thân thì bước thứ hai chính là xác định năng lực sở trường để biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu.

  • Điểm mạnh là kỹ năng, khả năng và trình độ của bạn. Cũng có thể bao gồm kinh nghiệm làm việc, học vấn, các bằng cấp bổ sung và các chứng chỉ.
  • Điểm yếu là bất cứ điều gì bạn cần cải thiện. Chẳng hạn như cần thêm kinh nghiệm cho một công việc tiềm năng. Ví dụ: Những điểm yếu khác có thể bao gồm hạn chế về số giờ làm việc hạn chế nếu bạn vẫn còn đi học. Điều quan trọng là phải trung thực khi xác định điểm yếu của chính mình.

 

Xem thêm: Phương pháp phát triển bản thân từ gốc

3. Trải nghiệm để đúc kết (Công việc có thật sự phù hợp với năng lực?)

Để chắc chắn về mặt năng lực sở trường, điểm mạnh/điểm yếu thì bắt buộc bạn phải trải qua lao động và trải nghiệm. Làm thử mới biết có làm được hay không, làm sai thì mới có thể sửa sai để làm đúng. Không làm thì sẽ chỉ là lời nói, làm sai không sửa thì vẫn sẽ sai.

 

Cho nên chúng ta thường hay nghe đến câu:“Nghề chọn người chứ người không chọn nghề”. Bởi vì không ai làm duy nhất một công việc đến cuối đời, ai bắt đầu sự nghiệp cũng đều sẽ thay đổi 5-7 nghề, tức là sau khi đã xác định được mong muốn và điểm mạnh/ điểm yếu của bản thân thì cần bắt tay vào làm mới có trải nghiệm để đúc kết và đưa ra được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất.

 

 

Mong rằng qua bài viết này bạn đã có câu trả lời mình cần và khám phá bản thân để chọn nghề nghiệp phù hợp. Vậy bạn đã thực sự sẵn sàng cho các bước tiếp theo trên hành trình sự nghiệp của mình chưa. Để làm được hay không thì phụ thuộc chính vào bạn! Thân xác của bạn có sẵn sàng lao động hay không phụ thuộc vào bạn sẵn sàng nỗ lực chịu khó hay chỉ muốn “ngồi mát ăn bát vàng” mà thôi. Chúc bạn sớm tìm được nghề phù hợp với mình! Đón đọc các nội dung tiếp theo nhé!

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến