Ở đời có 5 quy luật, ai hiểu được sẽ hưởng lợi cả đời: Tránh xa tai ương, cuộc sống an yên, tự tại. Hãy xem trong số 5 quy luật này, bạn đã biết được những quy luật nào?
– Quy luật luân hồi
– Quy luật vô thường
– Quy luật cân bằng
– Quy luật nhân quả
– Quy luật hấp dẫn
Mục lục
ToggleQuy luật luân hồi
Tách nghĩa “Luân hồi” thì “Luân” là luân chuyển, “Hồi” là về vị trí cũ: Luân hồi là di chuyển về vị trí cũ. Còn trong Đạo phật, “Luân hồi” là nói đến luân hồi của Thân (hình tướng)
Luân hồi trong cuộc sống
Khi ta sinh ra, con người có 2 phần là Thân và Tâm. Khi đó Tâm và Thân tương ưng: Nếu Tâm người tốt, hình tướng đoan trang; Tâm người xấu, hình tướng mất cân đối.
- Trước khi chết, thân ta vẫn là thân người, nhưng Tâm có thể là Súc sinh, Người, Phật.
- Sau khi chết đi, tâm ta đi tái sinh là Tâm trước lúc chết
- Khi sinh ra lần tiếp theo: Tâm tái sinh là Súc sinh, hình tướng ta nhận là súc sinh; Tâm tái sinh là tâm người, hình tướng ta nhận là Người; Tâm ta là Phật, ta không phải đi tái sinh nữa, gọi là đã được giải thoát (hay giải phóng phần Thân)
Cuối cùng là vậy đó…. Cứ thế mà ta trôi lăn trong luân hồi, mỗi đời sống cải thiện TÂM một chút: Nhờ phần Thân ta lao động để cải thiện Tuệ – Nhờ Tuệ ta cải thiện Tâm – Nhờ Tâm để cải thiện Thân trong kiếp sau… Rồi dần dần ta thoát khỏi sinh tử luân hồi như Đức Phật.
- Muốn thay đổi Thân, phải thay đổi Tâm
- Muốn thay đổi Tâm, phải thay đổi Tuệ
- Muốn thay đổi Tuệ, phải Lao động
- Muốn Lao động, phải có Thân
- Muốn có Thân tốt, phải thay đổi Tâm
Luân hồi trong lao động
Lao động – Đo kết quả – Thấy sai – Sửa – Lao động…
Cứ thế, cứ thế trí tuệ sinh khởi, rồi ta sẽ thấy Chánh kiến trong đời sống! Người sinh ra ở vạch đích, là người họ đã có nhiều kiếp sống tốt, vậy nên bạn đừng đố kỵ hay so bì với họ mà hãy sử dụng phần Thân xác và tận dụng thời gian chúng ta được sống một cách ý nghĩa để sớm về đích.
Quy luật vô thường
“Vô thường” trong đạo Phật có nghĩa là mọi sự đều thay đổi mỗi phút giây, không có sự vật nào bất biến trong hai thời điểm nối tiếp nhau.
Đời là vô thường – đã hiểu vô thường sao còn phiền não?
Triết gia Heraclitus đã nói: “Chúng ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông ”. Ông ta nói đúng. Nước sông hôm nay hoàn toàn khác với nước sông mà chúng ta tắm hôm qua, dù đó vẫn là một con sông.
Khi đức Khổng Tử đứng nhìn dòng sông trôi chảy, Ngài đã nói: “Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ!” (Ôi, nước sông trôi ngày đêm, không bao giờ ngừng nghỉ sao!)
Vô thường làm cho mọi sự đều có cơ hội
Những sự thay đổi, sự vô thường luôn có khía cạnh tích cực của nó. Nhờ vô thường mà mọi sự vật mới có cơ hội.
- Nếu cây cối không vô thường thì mầm non kia không bao giờ có thể phát triển cao lớn trở thành cây cổ thụ mạnh mẽ giữa thiên nhiên đất trời.
- Nếu con người không vô thường thì những em bé kia sẽ không bao giờ có thể lớn lên trở thành người lớn tạo ra những giá trị và giúp ích cho cuộc đời.
Vậy, thay vì than vãn về vô thường, chúng ta hãy vui vẻ và chấp nhận, nỗi đau buồn của chúng ta sẽ qua đi.
- Hiểu được vô thường, ta sẽ giữ được bình tĩnh trước hoàn cảnh đổi thay bất ngờ trong cuộc đời và thản nhiên trước cảnh chia ly. Ta sẽ biết thưởng thức cuộc sống để lúc nào cũng được hưởng an vui và hạnh phúc.
- Hiểu được vô thường, ta mới khởi sinh trí tuệ, nhận thức được sự vô bổ của những thú vui tạm bợ, giả dối, và sáng suốt đi tìm những giá trị chân thật, hạnh phúc chân chính, Tâm Phật sáng suốt muôn đời sẽ hiện ra.
Vạn vật thay đổi, bản thân ta cũng thay đổi, miễn sao ta sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm, để lại cho đời ý nghĩa và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn, một sự an lạc viên mãn.
Quy luật cân bằng
Theo góc nhìn Vật lý: Một vật đứng im hay chuyển động thẳng đều khi tổng các lực tác động lên vật bằng 0 – (Định luật III Newton)
Theo góc nhìn cuộc sống: Cuộc sống sẽ đứng im hay chuyển động thẳng đều, khi tổng các lực của các trói buộc tác động lên cuộc sống cân bằng hoặc bằng 0 – (Định luật anh em tự đặt tên)
Áp dụng Quy luật cân bằng trong một đời người
- Tuổi trẻ phát triển: Phải có động lực ở phía sau và khát vọng ở phía trước (phá vỡ thế cân bằng)
- Trung niên dọn dẹp: Gỡ được dần các trói buộc cuộc đời mà ta vẫn giữ được sự cân bằng, đó là tiến hoá
- Tuổi già an nhàn: Khi gỡ được hết các trói buộc cuộc đời, mà ta vẫn giữ được sự cân bằng, đó là Niết bàn trong đời sống
Tuy nhiên, đời sống con người thường làm điều ngược lại…
- Tuổi trẻ vô tư, chẳng lo gì
- Trung niên lo cho cha mẹ, vợ, con, sự nghiệp, ân oán
- Tuổi già lo cho mình, cho vợ, cho con, cho cháu, cho ân oán của mình, của con, của cháu…
- Cuối cùng, càng già càng nhiều trói buộc…..
Vì vậy cần phải thay đổi bằng cách cân bằng, nhưng cân bằng như thế nào? Trong con người, có 3 thành tố cần được cân bằng: THÂN – TUỆ – TÂM
- Muốn dễ chịu thì chiều Tâm (Ăn, chơi, tìm kiếm niềm vui)
- Muốn phát triển thì chiều Tuệ (học tập, nghiên cứu, lao động)
- Muốn khoẻ thì chiều Thân (thể dục, thể thao, ăn đủ, ngủ đủ…)
Áp dụng Quy luật cân bằng trong chi tiêu của con người
Thu nhập – Chi phí – Tích lũy. Chỉ cần hỏi thu nhập, nhìn cách họ chi tiêu, ăn mặc, nói năng, ta có thể đoán được số lượng trói buộc mà họ đang phải gánh chịu.
Áp dụng Quy luật cân bằng trong Doanh nghiệp
Doanh Thu – Chi phí – Lợi nhuận
– Doanh thu: Biểu hiện thỏa mãn khách hàng
– Chi phí: Biểu hiện đời sống anh em
– Lợi nhuận: Biểu hiện thỏa mãn ông chủ
Áp dụng Quy luật cân bằng trong Hệ sinh thái
Thiên – Nhân – Địa. Cái gì lấn át những thứ còn lại, sẽ bị mất cân bằng trong hiện tại và chuyển sang một hệ sinh thái khác.
Muốn Phát triển phải phá vỡ thế cân bằng, vấn đề là bạn phải xác định phá vỡ từ điểm nào. Muốn hạnh phúc, phải gỡ bỏ dần các trói buộc, định kiến. Chúc cả nhà ngày mới an lạc!
Quy luật nhân quả
Đức Phật đã chỉ rõ quan hệ duyên khởi của vạn pháp: mọi sự vật và hiện tượng đều không tự nhiên sinh ra hay mất đi, vạn pháp sinh diệt đều có các nhân duyên. Đại dịch Covid-19 là khoảnh khắc chúng ta thấy rõ hơn về quan hệ duyên khởi này: dịch bệnh là kết quả tất yếu của nhiều yếu tố tiêu cực: sống ích kỷ, hủy hoại môi trường, sát hại các loài khác nhằm thỏa mãn dục vọng của bản thân… Ngược lại, nếu chúng ta biết dừng các ác nghiệp, trưởng dưỡng thiện nghiệp, biết sống vì lợi ích của muôn người, muôn loài, bảo vệ môi trường… thì có thể đảo ngược tình hình hiện tại.
Tất cả chúng ta đều mong cầu sống trường thọ, hạnh phúc và thành công. Vậy chúng ta cần phải hiểu quy luật của nhân quả:
- Muốn sống lâu, chúng ta phải tôn trọng mạng sống của các loài khác.
- Muốn hạnh phúc, chúng ta cần đem lại hạnh phúc cho các loài khác.
- Muốn thành công, chúng ta cần trợ giúp người khác thành công.
- Hành động của chúng ta phải thuận với nhân quả, ít nhất phải tránh được việc giết hại và việc ăn thịt chúng sinh mới có thể tránh được cái nhân dẫn đến việc yểu thọ, chết non.
Sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào sự tồn tại của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Đối với quy luật nhân quả, không bao giờ quá muộn. Chúng ta vẫn có thể hành động để loại trừ bớt khổ đau trong kiếp sống hiện tại bằng cách sống tốt hơn, hòa bình hơn, chia sẻ tương thân tương ái với mọi người hơn.
Quy luật hấp dẫn
Hiểu quy luật là có tất cả, Người vĩ đại chắc chắn là người hiểu quy luật hơn ai hết. Điều đó không thể phủ định được nhưng với người xấu hiểu quy luật. Họ có thể điều khiển tâm trí, hành vi của người khác. Nguyên tắc chính yếu đó là phải nhận thức đúng và hành xử tốt. Đúng là đúng với quy luật tự nhiên và quy định xã hội. Tốt là không hại mình, hại người, hay lợi mình hại người.
Trong luật hấp dẫn có 3 ý chính:
- Hấp dẫn nhau về Tư Tưởng
- Hấp dẫn nhau về Trí Tuệ
- Hấp dẫn nhau về Thân
Ta đặt lợi ích của bên nào hơn, thì bên còn lại mất đi sự hấp dẫn, ắt vì thế mà bỏ đi. Thành trụ cũng do duyên, hoại diệt cũng do duyên. Mây tầng nào gặp mây tầng đó. Tâm thức, trí tuệ ta thế nào sẽ thu hút người có cùng tần số. Hãy dùng quy luật đúng chỗ, đúng thời điểm để trở thành những người có cả Tài và Đức nhé.
So sánh từng hành vi của ta với các quy luật tự nhiên để nhận diện ta đúng/ta sai, để sửa mình, gọi là sự tỉnh thức. Tuy nhiên, chúng ta đều là người, nhưng cuộc sống của mỗi người rất khác nhau, bởi “tỉnh thức là rất khó”, nhưng tỉnh thức là thức ăn của trí tuệ, trí tuệ là thức ăn của hạnh phúc. Ai dám đối mặt và chung sống cùng sự tỉnh thức, người đó có hạnh phúc! Lựa chọn là của bạn! Chúc bạn thành công!
Để hiểu hơn về 5 quy luật trên và những kiến thức giá trị khác trong đời sống, Anh/Chị có thể tìm hiểu về chương trình Chuyển Hóa Tâm Thức tại đây: https://bit.ly/3cmtqaN