Ta chỉ là một bản thể được sống trong đời sống, ta không thể điều chỉnh hay tạo ra quy luật bởi mọi vật được cân bằng trong một thể thống nhất của quy luật tự nhiên.
Chúng ta bước vào đời có lúc giống như một chàng Dế Mèn Phiêu Lưu Ký: “Hắn đi đứng oai vệ, chân hắn đạp phanh phách, mặt rưng rưng tự đắc cứ chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”. Vì cuộc đời này đối với hắn ta – một thanh niên trai tráng với năng lực dồi dào chỉ là ở dưới mặt đất mà thôi. Nhưng càng sống càng nhiều nỗi đau khổ và hắn nhận được những bài học đắt giá.
Ta chỉ là một bản thể được sống trong đời sống, ta không thể điều chỉnh hay tạo ra quy luật bởi mọi vật được cân bằng trong một thể thống nhất của quy luật tự nhiên.
Sống trong đời, khi con người ta càng gặp nhiều đau khổ, thì con người ta càng phát huy tất cả nội lực trong con người mình để tìm cách giải quyết vấn đề.
Và rõ ràng là những người trải qua những chuyện càng khốn khó bao nhiêu thì những câu hỏi dằn vặt với cuộc đời, dằn vặt với chính mình càng xuất hiện bấy nhiêu. Và điều đó trong đạo Phật gọi là Quán Chiếu
Nhờ có quán chiếu mà trí tuệ của chúng ta tăng lên, bởi khi Thiền quán chiếu chính là quán về quá khứ để biết là mình sai cái gì, để rút kinh nghiệm chứ không phải dằn vặt để nghĩ rằng cuộc đời của mình đầy rẫy khổ đau.
Tương tự như vậy, quán chiếu về tương lai để tìm con đường đi nhưng hành động thì phải chánh niệm tập trung vào đúng giây phút hiện tại. Khi bắt tay vào hành động một việc thì tâm ta phải chánh niệm, tập trung vào thời khắc này.
Tóm lại, càng khổ ta càng tìm thấy những chân lý tri thức của đức Phật, tìm về cội nguồn của quy luật cuộc sống. Chúng ta cần biết chấp nhận và sống thuận theo những quy luật ấy. Quy luật là những bất biến thứ thuộc về tự nhiên, thuận theo tự nhiên mọi thứ sẽ trôi chảy, dễ dàng, con người sẽ có cuộc sống thành công và hạnh phúc.