HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

Ngũ lực – 5 vị tướng soái diệt trừ tà niệm

Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã từng giải thích về Tà niệm: “Tà niệm là nhớ nghĩ về những điều tà bậy, không chân chính. Nghĩ những chuyện lừa đảo, dối trá, nghĩ những chuyện ác hại người”. Vậy làm thế nào để diệt trừ tà niệm? Hãy cùng Học viện doanh nhân CEO Việt Nam tìm lời giải đáp cho câu hỏi này!

 

Ngũ lực là gì?

Trong Đạo phật, Ngũ Lực để giúp chúng ta loại bỏ Tà Niệm, an trú trong Chánh Niệm. Ngũ lực bao gồm: 

  • Tín Lực – đức tin
  • Tấn Lực – hạnh tinh tấn
  • Niệm Lực – tâm chú niệm
  • Ðịnh Lực – tâm định
  • Tuệ Lực – trí tuệ.

 

Ngũ Lực giống như năm vị tướng soái tàn sát và tiêu diệt những suy nghĩ, ý niệm tiêu cực trong ta khi muốn quyết tâm làm một việc gì đó.

 

Tín lực

Tin mình làm được => Tự tin để làm

Bạn phải tin rằng mình cần giỏi nghề, giỏi kỹ năng chuyên môn thì mới vượt qua khó khăn trong giai đoạn khởi đầu được.

 

Tấn lực

Tập trung, nỗ lực, tích cực làm việc => Nỗ lực để làm

Bạn phải nỗ lực hơn nhiều người khác, có thể là gấp 5 gấp 10 lần những người đã giỏi nghề thì mới mong có được chỗ đứng và kinh nghiệm như họ.

 

Niệm lực

Người khác làm được, mình cũng làm được – Như lý tác ý – Kiên trì – Không để cho tà niệm lấn át chánh niệm => Kiên trì để làm

Bạn phải biết cách đối đãi chân thành với những người xung quanh, sống chan hòa và thích nghi với môi trường mới.

 

Tuệ lực

Xuất hiện năng lực nghề nghiệp => Trí tuệ để làm

Sau quá trình làm việc từ 3 đến 5 năm bạn sẽ có khả năng sáng tạo và phát triển trong nghề nghiệp này.

 

Định lực

Khi có thành quả thì bắt đầu có định lực, vững bước, yên tâm trong công việc => An định, vững bước, yên tâm để làm.

Lúc này bạn cần suy nghĩ rằng đây là công việc mình hoàn toàn làm được và trở thành một người giỏi nghề.

 

Như vậy, ngũ lực rất quan trọng và cần yếu trong tâm của mỗi người khi làm bất cứ việc gì. Ðây là năm năng lực hùng mạnh của điều thiện lành để đưa ta đến những cảnh giới an lạc, hạnh phúc, đồng thời chúng dẫn ta đến bến bờ giác ngộ, giải thoát sinh tử khổ đau.

Hệ tư duy mục tiêu phát triển Ngũ lực

Trên con đường bước đến thành công, vai trò của người thầy dẫn dắt chỉ chiếm 20%, nội lực của chính người học trò chiếm tới 80%, thực sự quyết định kết quả cuối cùng . Bên cạnh những nỗ lực đó thì có phương pháp gì để xây dựng mục tiêu? Cùng tham khảo 6 bước trong hệ tư duy mục tiêu sau:

  • Hệ tư tưởng: Đạo Phật là đạo giải thoát, ngắn hạn là thoát khổ, dài hạn là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
  • Hệ tư duy: Chánh kiến – Chánh tư duy – Chánh ngôn – Chánh nghiệp – Chánh mạng – Chánh tinh tấn – Chánh định – Chánh niệm (Bát chánh đạo)
  • Hệ công cụ: Nghịch cảnh – Thuận cảnh (Những may, rủi ở đời; những nhóm người tốt xấu ở đời là phương tiện cho ta nhận diện, để ta tập đối diện, nó như là bài tập khi ta đi học vậy)
  • Hệ vận hành: Nỗ lực thực hiện trong từng phút giây ta sống, giải từng bài, từng bài tập một.
  • Hệ báo cáo: “Soi gương” để thấy Thân – Tâm – Tuệ ta mỗi ngày, nếu thấy “sáng” lên, là ta đang tu đúng pháp, ngược lại là sai pháp.
  • Hệ sửa chữa: Nếu thấy sai, ta mạnh dạn thay đổi pháp để hoàn thiện bản thân ta hơn.

 

Đức Phật đã từng nói rằng “Ta đã thành Phật, còn chúng sinh đang trên đường thành Phật”, vậy nên cũng phải tu từ từ, tu vội quá lại gây “tai hoạ” thì sai pháp. Đừng nóng vội mà bỏ qua giai đoạn nào để có thể trở thành một người giỏi trong lĩnh vực của mình, mọi người thành công đều phải trải một thời gian dài nỗ lực. Chúc bạn luôn giữ được một tinh thần mạnh mẽ để vượt qua được giai đoạn khởi đầu trong sự nghiệp của mình nhé!

 

Tham gia chương trình “Chuyển Hóa Tâm Thức” để nhận được nhiều bài giảng giá trị của thầy Ngô Minh Tuấn và cơ hội tham gia Buổi zoom online MIỄN PHÍ “Sinh hoạt Cộng đồng Chuyển Hóa Tâm Thức” vào tối thứ 2 hàng tuần.

Đăng ký ngay tại: https://bit.ly/3cmtqaN

 

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến