Khởi nghiệp không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Nhưng liệu bạn đã biết khởi nghiệp là gì và làm thế nào để khởi nghiệp thành công? Chúng ta cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
ToggleKhởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp chính là việc bạn đã xây dựng một kế hoạch kinh doanh riêng, lập một doanh nghiệp mà tại đó bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình… đều được gọi là khởi nghiệp.
Khi bạn mở doanh nghiệp ra tức là bạn đang giải quyết một nỗi đau nào đó, thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng. Trách nhiệm của bạn là phải tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời và mang lại giá trị cả về công năng và cảm xúc qua quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khởi nghiệp mang lại rất nhiều giá trị cho bản thân cũng như nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.
Bên cạnh đó, khởi nghiệp giúp bạn tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê. Nếu công ty của bạn phát triển tốt thì nguồn thu nhập có thể cao gấp nhiều lần so với thu nhập do đi làm thuê mang lại.
Đối với xã hội và nền kinh tế, các công ty khởi nghiệp giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động. Khởi nghiệp cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.
> Xem thêm: Thời điểm vàng để khởi nghiệp
Cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp tại Việt Nam
Việt Nam là một thị trường kinh doanh khá dễ dàng với 100 triệu dân. Đặc biệt là một đất nước đang phát triển với sức mua tăng dần theo thời gian, tổng cầu thị trường cũng sẽ tăng lên. Đây là một cơ hội lớn để khởi nghiệp trên thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, việc khởi nghiệp ở Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức cần được vượt qua. Thách thức lớn đối với một doanh nghiệp khởi nghiệp chính là kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm, kinh nghiệm xây dựng trải nghiệm khách hàng sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng và văn hóa trải nghiệm trên thị trường kinh doanh bạn lựa chọn.
Bên cạnh đó là việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam chưa được phát triển tốt, việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư cũng rất khó khăn đối với các nhà khởi nghiệp. Hơn nữa, quy định pháp lý và thủ tục hành chính còn khá phức tạp và rườm rà, gây khó khăn cho các nhà khởi nghiệp trong việc hoạt động và phát triển doanh nghiệp.
Ngoài ra, một thách thức khác khi khởi nghiệp tại Việt Nam là sự cạnh tranh khốc liệt. Với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng của các doanh nghiệp mới, sự cạnh tranh trong các lĩnh vực khác nhau trở nên gay gắt hơn. Để tồn tại và phát triển, các nhà khởi nghiệp phải tìm cách đột phá, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, nâng cao chất lượng, giảm chi phí để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Tuy nhiên, nếu vượt qua được những thách thức trên, khởi nghiệp tại Việt Nam cũng mang lại nhiều cơ hội cho các nhà khởi nghiệp. Với dân số trẻ và năng động, thị trường tiêu dùng lớn và sự phát triển của công nghệ thông tin, các nhà khởi nghiệp có thể tìm thấy những cơ hội mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức đầu tư, các nhà khởi nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực cần thiết để phát triển doanh nghiệp.
>> Xem thêm: Giải pháp dành cho nhà khởi nghiệp
Tư duy đúng để khởi nghiệp thành công
Trên báo, chúng ta thấy rất nhiều CEO thành công với startup của họ. Có cảm giác như thành công sẽ tới với bạn, chỉ cần bạn có ý tưởng và đam mê. Nhưng những nhà sáng lập có kinh nghiệm hiểu rằng làm startup không hề dễ dàng. Một số người còn lâm vào tình trạng phá sản, mất tất cả.
Bước đi đầu tiên luôn luôn là bước đi khó khăn nhất. Nếu không thẳng thắn nhìn nhận được những khó khăn của hành trình khởi nghiệp thì bạn sẽ liên tục nhụt chí, không thể định tâm khi đối diện những rào cản, cản thích của một “thương trường” kinh doanh.
- Xác định rõ năng lực của bản thân:
Một trong những điều mà bạn cần làm khi có ý định khởi nghiệp đó là cần xác định rõ năng lực của bản thân trước khi khởi nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bạn khởi nghiệp có thành công hay không.
Việc xác định năng lực của bản thân khi khởi nghiệp cũng có vai trò hết sức quan trọng. Quan trọng khi khởi nghiệp đó là bạn không được “ảo tưởng” về khả năng của mình cũng làm được những việc mà người khác có thể làm.
Việc ảo tưởng này đã khiến nhiều người thất bại khi nghĩ người khác làm được thì mình cũng làm được hoặc khi bạn chạy theo đám đông, thị trường khi chưa định vị rõ năng lực của bản thân. Nếu bạn khởi nghiệp bằng cách lấy ý tưởng của người khác khi không có thế mạnh riêng và sự sáng tạo khác biệt thì bạn sẽ khó thành công.
>> Xem thêm: Khung năng lực – bộ xương quyết định cuộc đời bạn
- Xác định rõ mục tiêu kinh doanh:
Trong kinh doanh, có hai tư duy “đắt giá” kiến tạo doanh nghiệp mà các nhà khởi nghiệp nên quan tâm – đó là “giá cả” và “giá trị”:
– Giá cả – Kinh doanh là để kiếm tiền: Tư duy “kiếm ăn” từ khách hàng. Doanh nghiệp tập trung vào doanh thu và cạnh tranh để thu hút khách hàng.
– Giá trị – Kinh doanh để giải quyết nỗi đau khách hàng: Thay vì tập trung vào việc sản xuất và cạnh tranh với đối thủ, doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu và nỗi đau của khách hàng, từ đó sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Đây chính là cách để khởi nghiệp bền vững và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ.
Vậy thì tư tưởng của nhà khởi nghiệp là “Giải quyết nỗi đau khách hàng” hay “Kiếm tiền” thì sẽ có nhiều doanh thu hơn? Câu trả lời chính là: “Bán cho người cần, thì ở đâu cũng bán được. Nhưng nếu phải cạnh tranh thì cố gắng theo mô hình nào cũng hỏng!”
Tóm lại, để phát triển bền vững và thành công trong kinh doanh, nhà khởi nghiệp cần có tư duy sáng tạo và lấy khách hàng làm gốc. Bằng cách đưa ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị và sự khác biệt so với đối thủ, đồng thời tạo ra lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.
- Lựa chọn sản phẩm khác biệt:
Lựa chọn sản phẩm để khởi nghiệp có thể xuất phát từ đam mê, sở thích đối với một thứ gì đó và quyết định sử dụng để làm sản phẩm kinh doanh. Hoặc cũng có thể là một sản phẩm được lưu truyền từ những đời trước trong gia đình,…. và còn rất nhiều lý do khác.
Tuy nhiên, trước khi quyết định lựa chọn bất cứ sản phẩm nào, bạn phải có được câu trả lời cho 3 yếu tố sau:
- Đối với thị trường: Thị trường về sản phẩm này có được ưa chuộng hay không? Có khả năng phát triển hay không?
- Đối thủ cạnh tranh: Có bao nhiêu người cung cấp sản phẩm tương tự trên thị trường? Họ làm như thế nào?
- Đối với sản phẩm của mình: Có điểm gì đặc biệt hay khác biệt so với những sản phẩm đối thủ đang cung cấp trên thị trường? Có mang lại giá trị nào cho mọi người hay không?
“Không có sản phẩm khó bán, chỉ khó khi bán cho người không cần”. 3 yếu tố trên sẽ quyết định bạn có phải là một người chủ “Vừa có Tâm, vừa có Tầm” hay không. Như vậy, khi lựa chọn bất cứ sản phẩm nào để khởi nghiệp cần hiểu rõ về sản phẩm mình bán, sản phẩm/ dịch vụ đó phải có sự khác biệt và mang lại giá trị thực đối với xã hội, đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Các bước khởi nghiệp cơ bản
Để khởi nghiệp thành công, có một số nguyên tắc cơ bản mà các nhà khởi nghiệp cần phải tuân thủ:
- Bước 1: Xác định ý tưởng kinh doanh:
Bước đầu tiên là phải có ý tưởng kinh doanh. Những ý tưởng này có thể xuất phát từ nhu cầu khách hàng, tìm hiểu thị trường hoặc phát triển từ những ý tưởng kinh doanh có sẵn.
- Bước 2: Nghiên cứu thị trường:
Sau khi xác định ý tưởng kinh doanh, các nhà khởi nghiệp cần nghiên cứu kỹ thị trường, tìm hiểu về khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh và cơ hội phát triển của lĩnh vực mình muốn khởi nghiệp.
– Xác định ngành hàng
– Xác định khách hàng mục tiêu
– Sứ mệnh, tầm nhìn
– Xây dựng giá thành giao thương
– Pháp lý, thị trường
– Trải nghiệm khách hàng
- Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh:
Sau khi nghiên cứu thị trường, các nhà khởi nghiệp cần lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch này bao gồm các mục tiêu kinh doanh, chiến lược tiếp thị, chi phí, nguồn lực và các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu.
- Bước 4: Tìm nguồn vốn:
Sau khi có kế hoạch kinh doanh, các nhà khởi nghiệp cần tìm nguồn vốn để triển khai ý tưởng của mình. Các nguồn vốn có thể đến từ vốn tự có, vay vốn từ ngân hàng, đầu tư từ các nhà đầu tư hoặc các chương trình hỗ trợ của chính phủ.
- Bước 5: Thực hiện kế hoạch kinh doanh:
Khi đã có nguồn vốn, các nhà khởi nghiệp cần triển khai kế hoạch kinh doanh của mình. Các hoạt động này bao gồm tuyển dụng nhân viên, mua sắm thiết bị và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Bước 6: Quản lý tài chính:
Quản lý tài chính là một phần quan trọng trong việc khởi nghiệp. Các nhà khởi nghiệp cần phải quản lý tiền của họ một cách hiệu quả để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và phát triển bền vững.
– Xác định doanh số mục tiêu
– Hạn mức quỹ lương và hạn mức nghiệp vụ phòng ban
– Các khoản chi phí, thu nhập nhân sự
– Xây dựng cơ chế khoán: Lập bảng CCSC, CCSD, CCSP
– Kiểm tra lợi nhuận, dòng tiền công ty
– Chứng minh hiệu quả kinh doanh bằng kết quả: tỷ suất lợi nhuận/tổng mức đầu tư
– Đưa ra kết luận doanh nghiệp có khả thi hay không?
Khởi nghiệp – câu chuyện được quan tâm nhất, cũng là câu chuyện dài tập nhất. Riêng chủ đề khởi nghiệp đã nhận được sự quan tâm từ cộng đồng một thời gian khá lâu và sẽ vẫn còn tiếp tục, nhất là cộng đồng có tri thức, có quyết tâm làm một điều gì đó cho bản thân và xã hội. Và liệu một bạn trẻ với khát khao làm chủ đã tìm được lối đi cho riêng mình trong công cuộc khởi nghiệp này chưa?
Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global xin giới thiệu: CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN: GIÁM ĐỐC KHỞI NGHIỆP – CEO BEGINNER
Với mục tiêu giúp học viên xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp thành công bằng các công cụ kiểm soát cơ hội, nguồn lực, vận hành chi tiết. Xây dựng được lộ trình phát triển doanh nghiệp để từng bước định vị tầm nhìn và giúp doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn thời điểm tăng tốc trên cơ sở phân tích thông số. Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global rất vinh dự khi có thể đồng hành cùng các doanh nhân tương lai thành công và hạnh phúc!