Phát tâm bố thí, cúng dường Tam Bảo là việc mang lại phước báo cho mình, cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Người Phật Tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.
Mục lục
TogglePháp bố thí trong đời sống
Pháp bố thí là gì?
Bố Thí. Bố Thí là từ quen dùng trong nhà Phật, có nguồn gốc là tiếng Hán Việt, đơn giản có nghĩa là: Cho, Tặng.
Nhiều người thường nhầm lẫn là khi một người thấy một người khác trở nên quá nghèo nàn hay đang trong lúc khó khăn đến xin giúp đỡ, thì người này mới bỏ ít tiền của cho người kia, dù trong lòng có thể thích hay ghét người kia. Thái độ là: ‘Tôi bố thí hay thí cho ông đó’. Còn đối với người nhận của cho, của tặng, hay của giúp đỡ, dù là thiện hay bất thiện, thì người khác thường có thái độ với anh ta là: ‘Ông sống bằng của bố thí, sống chờ người ta thí’. Lúc này, chữ “bố thí” không còn ý nghĩa đẹp về ‘lòng hào hiệp’, ‘chia sẻ’ của nó nữa. Người ta nghĩ chữ “bố thí” là một hành động “cho cho bỏ ghét, cho với lòng khinh khi’ hơn là chữ “cho, tặng, chia sẻ”.
Ở đâu đó, chắc chắn là đã từng có những trường hợp cực đoan cũng cho rằng những bậc xuất gia cũng sống bằng của ‘bố thí’ theo nghĩa ‘tiêu cực’ này. Những người có suy nghĩ như vậy thì thật là đáng thương và vô phúc. Vậy sao chúng ta không nên tránh bỏ cái chữ “Bố thí” vốn đã bị hiểu lầm rất nhiều này?. Tuy nhiên vẫn cần phải giữ lại chữ này và đi kèm với những chữ “cho”, “tặng”, bởi vì chữ “bố thí” đã được dùng rất lâu và quen thuộc trong giới Phật tử, đặc biệt trong giới những Phật tử kính đạo thường xuyên thực hiện hạnh công đức này đối với Tăng Ni và xã hội.
“Bố Thí” là chữ Hán Việt, gồm chữ “Bố” và chữ “Thí”. “Bố” là bày ra, ban rộng ra, trải đều ra; như trong những chữ: ban bố, phân bố, công bố. “Thí” còn đọc một âm khác là “Thi”, nghĩa là thực hiện, áp dụng, làm ra; như trong những chữ: thí nghiệm, thí điểm, thí công. “Bố thí” có nghĩa là làm cho rộng ra, trải rộng ra, phân chia cùng khắp.
Từ đó, “Bố Thí” mang một ý nghĩa là: chia sẻ, san sẻ. Đàn Chủ là người bố thí, cúng dường, cũng còn được gọi là “Thí Chủ”. Chữ “Thí” ở đây là nói tắt từ chữ “Bố Thí”. Trong thuật ngữ Phật học, chữ “Thí” không còn mang nghĩa đen là “làm, thực hiện”, mà thường được hiểu như là chữ tắt của “Bố Thí”.
Bố thí như thế nào cho đúng Chánh pháp?
Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global hướng dẫn bạn thực hành pháp tu Bố thí theo 6 vòng Chuyển hóa Tâm thức:
Pháp cúng dường Tam Bảo
Cúng dường Tam Bảo là gì?
“Cúng dường” có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng. “Tam Bảo” là danh từ Hán Việt, “Tam” là ba; “Bảo” là quý báu, gồm có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Hiểu một cách đơn giản “Cúng dường Tam Bảo’’ là cung cấp, nuôi dưỡng ba ngôi quý báu: Phật, Pháp, Tăng – Tam Bảo.
“Tam Bảo” bao gồm:
- Phật bảo: Là tư tưởng của Phật
- Pháp bảo: Là các pháp sử dụng để đi đến tư tưởng
- Tăng bảo: Là các chư tăng để truyền dạy Tư tưởng của Phật và cách sử dụng Pháp để đi đến Tư tưởng theo hoàn cảnh, vị trí, nguồn lực, của mỗi người cụ thể
Cúng dường Tam Bảo như thế nào cho đúng Chánh pháp?
Một người Phật tử nên phát tâm, có dịp thì cúng dường Tam Bảo, việc cúng dường luôn luôn có phước báo cho mình, cũng là phương pháp tập cho mình xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Người Phật Tử phải Phước, Huệ song tu, Phước phải cúng dường, bố thí còn Huệ phải tu tập giữ cho tâm mình được thanh tịnh, nhờ đó thì trí huệ phát sinh.
Chúc mọi người biết cách sử dụng Lòng Từ Bi của mình Trí tuệ!