HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

LÀM GÌ ĐỂ HẠNH PHÚC VÀ SUNG SƯỚNG HƠN?

Chúng ta đi tìm hạnh phúc nhưng bản chất là không có hạnh phúc!

Chúng ta đi tìm nước trong thì bản chất là không có nước trong!

Chúng ta đi tìm sự sung sướng nhưng thực chất chẳng có sự sung sướng nào cả!

 

Mục lục

TỨ ĐIỆU ĐẾ – CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA ĐAU KHỔ THÀNH AN VUI

Để bớt khổ và an nhiên trong cuộc sống bạn nên nghiên cứu Tứ diệu đế, trong đây Đức Phật có đưa ra 8 nỗi khổ mà hầu hết người nào cũng gặp phải. Nếu vớt hết 8 nỗi khổ đi thì cuộc đời chúng ta chắc chắn sẽ hạnh phúc, an yên, 4 nỗi khổ đầu tiên được nhắc đến ở đây chính là: Sinh, lão, bệnh, tử, đây là quy luật vô thường của mộ kiếp người mà bất cứ ai cũng phải trải qua, không ai có thể chống lại được quy luật này.

 

Sinh, Lão, Bệnh, Tử

Tức là đã có Thân chắc chắn sẽ phải đau ốm, bệnh tật rồi qua đời. khi ta còn phần thân này thì ta không thể hết khổ được. Chính vì thế, Đức Phật mới bảo rằng muốn hết khổ thì phải thoát ra khỏi kiếp sinh tử luân hồi, mà thoát khỏi đây tức là không còn thân xác.

Nỗi khổ thứ 5: Cầu bất đắc khổ, tức là chúng ta chỉ ngồi vọng tưởng, mong cầu những điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân nhưng ta lại không làm bất cứ một cái gì thì cầu mãi cũng không thể có được thứ ta mong muốn.

 

Cầu bất đắc khổ

Nỗi khổ thứ 6: Ái biệt ly khổ, tức là ta dành tình yêu cho một ai đó, cho một đồ vật hay điều gì đó nhưng phải chia xa thì đó là khổ.

 

Ái biệt ly khổ

Nỗi khổ thứ 7: Oán tắng hội khổ, tức là ghét nhau mà vẫn phải gặp nhau là khổ, vì vậy những ai mà thù lâu nhớ dai, người đầy oán hận, đố kỵ thì sẽ mang khổ vào người.

 

Oán tắng hội khổ

Nỗi khổ thứ 8: Ngũ ấm xí thạnh khổ, tức là mắt đang nhìn những cái đẹp mà không được nhìn nữa thì là khổ, mũi đang ngửi thấy mùi thơm mà không gửi thấy nữa là khổ, miệng đang ăn đồ ngon nhưng phải ăn đồ khác lại thấy khổ, cuối cùng là phần thân, đang ngồi mát mà phải đi ra chỗ nóng là khổ.

Ngũ ấm xí thạnh khổ

Xưa nay do nhìn từ quan niệm “đời là bể khổ” mà đã có ý kiến phiến diện cho rằng Đạo Phật bi quan, yếu thế. Nhưng nếu dùng tuệ nhãn mà nhìn nhận thì có thể nói “Khổ đau” là một trong nhiều quan niệm của Phật giáo về nhân sinh quan chứa đựng giá trị nhân văn cao rất đẹp. Hãy thấu hiểu, sử dụng đạo phật để được sống hạnh phúc và sung sướng hơn!

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến