HỌC VIỆN DOANH NHÂN CEO VIỆT NAM GLOBAL

Tìm kiếm
Close this search box.

6 vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đã đạt được thành công nhanh chóng nhờ một hệ thống quản trị hiệu quả. Ngược lại, nhà quản trị không nắm rõ vai trò của mình chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới phá sản ở nhiều doanh nghiệp. Ngay bây giờ, hãy cùng Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Nhà quản trị doanh nghiệp gồm những vai trò nào?”

 

Quản trị doanh nghiệp là gì? 

Thông thường khi vận hành một doanh nghiệp cần xác định được điểm xuất phát hay còn gọi là nguồn lực (tài chính,  nguồn hàng, mối quan hệ, trí tuệ…) của doanh nghiệp đó. Dựa vào nguồn lực sẵn có này, nhà quản trị phải tìm ra mục tiêu và chiến lược cho doanh nghiệp.

 

Để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần đặt ra “luật chơi” cho riêng mình về quy chế thưởng, phạt hay hạn mức kinh doanh. Nói cách khác, quản trị chính là toàn bộ quá trình đưa ra các quyết định về chính sách, quy tắc hay mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp.

 

>> Xem thêm: Quản trị là gì? Quản trị và quản lý khác nhau như thế nào?

6 vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp

Với vai trò quan trọng trong một tổ chức, quản trị được coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, quản trị sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc và gây tổn hại cho doanh nghiệp. Vai trò của quản trị được thể hiện qua 6 yếu tố sau đây:

Vai trò đại diện

Trong tổ chức, vai trò của quản trị không chỉ đại diện mà còn là tiếng nói của doanh nghiệp. Vì thế, bộ phận quản trị cần luôn nhận thức được rằng, ngay cả ý kiến ​​cá nhân nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, có thể tích cực hoặc tiêu cực.

Vai trò lãnh đạo

Vai trò lãnh đạo có nghĩa là phải có khả năng truyền đạt tầm nhìn và truyền cảm hứng cho toàn bộ thành viên trong tổ chức để họ thực hiện tầm nhìn đó. Trong khi đó, quản trị cần điều khiển và kiểm soát tất cả các quá trình hoạt động của các phòng ban, nhằm đảm bảo xây dựng một hệ thống liền mạch, quy trình chuyển tiếp hợp lý với nguồn lực và chi phí tối thiểu.

 

Quản trị được xem như “xương sống” của một tổ chức, doanh nghiệp

Vai trò giao tiếp, kết nối

Vai trò của quản trị trong giao tiếp và kết nối giữa các cá nhân trong tổ chức là không thể thiếu. Đây là một trong những vai trò then chốt trong quản trị.

Nhiệm vụ của vai trò này là truyền đạt thông điệp cho toàn bộ hệ thống của tổ chức, cung cấp thông tin chi tiết cho những người ở cấp cao hơn và hướng dẫn cho những người ở cấp thấp hơn. Đồng thời, vai trò này cũng có thể truyền đạt thông tin bên ngoài từ khách hàng, đối tác, các tổ chức, và các mối quan hệ hợp tác bên ngoài khác.

Vai trò ra quyết định

Vai trò của quản trị trong một tổ chức là thông qua, phê duyệt và đưa ra quyết định. Việc quyết định này cần quyết đoán, sáng suốt, thuyết phục để nhân sự đồng thuận và đạt được tiến độ liên tục trong quá trình vận hành của tổ chức.

Vai trò giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề được xem là bản chất của công việc quản trị. Dù không thiết lập chính sách, nhưng quản trị cần xử lý vấn đề khi kế hoạch không đi đúng hướng. Ngoài ra, quản trị còn đóng vai trò đàm phán giải quyết xung đột giữa các thành viên trong tổ chức như bộ phận nhân sự.

Vai trò quản trị dòng tiền

Tiền là yếu tố mục đích và quan tâm hàng đầu trong mỗi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và dòng tiền đối với mỗi doanh nghiệp là máu chảy trong cơ thể và việc quản trị dòng tiền cũng quyết định sự sống còn của toàn bộ doanh nghiệp. Vậy dòng tiền là gì, những yếu tố cơ bản của dòng tiền và đặc biệt vai trò của việc quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với chủ doanh nghiệp.

 

Dòng tiền (Cash Flow) được hiểu là sự chuyển động của vào, ra của đồng tiền (tức là nhận và chi) trong một cửa hàng, doanh nghiệp, dự án hoặc sản phẩm tài chính nào đó.

 

Mục tiêu của các doanh nghiệp/cửa hàng là tạo ra được một dòng tiền dương (Positive Cash Flow), tức là làm sao để nhận tiền vào nhiều hơn chi tiền ra. Điều này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều doanh nghiệp gặp vấn đề với dòng tiền của mình. Nếu doanh thu không ổn định, việc thanh toán các chi phí thường xuyên như tiền lương, điện, nước… cũng gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp lại tạo ra dòng tiền âm (Negative Cash Flow), tức là chi nhiều hơn nhận. Nguyên có thể vì vào mùa đó hàng khó bán được hoặc họ đang đầu tư thêm cho doanh nghiệp… Giữ được cho dòng tiền luôn dương là một điều rất “tuyệt” đối với doanh nghiệp.

 

Dòng tiền thuần là số tiền còn lại sau khi thu và chi trong mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản, kết quả dòng tiền thuần chung của doanh nghiệp được tổng hợp nhờ số liệu của các dòng tiền tới từ 3 hoạt động động chính:

  • Hoạt động kinh doanh: Dòng tiền ra vào chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.
  • Hoạt động đầu tư: Dòng tiền vào và ra chủ yếu từ các hoạt động mua sắm, hình thành các tài sản dài hạn và những khoản đầu tư tài chính.
  • Hoạt động tài chính: Phản ánh dòng tiền đến từ các quyết định huy động cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đóng vai trò tối quan trọng và được coi là “Máu” trong từng hoạt động của mỗi doanh nghiệp, về cơ bản quản trị dòng tiền giúp doanh nghiệp có thể:

  • Tăng gắn kết với nhân viên khi có các khoản thưởng, đầu tư cơ sở vật chất và thanh toán lương đúng hạn.
  • Kiểm soát, tăng số tiền và tốc độ dòng tiền vào; giảm thiểu số tiền, tốc độ dòng tiền ra.
  • Thiết lập kế hoạch vay/trả tiền hiệu quả , tăng tín dụng với ngân hàng, nhà đầu tư và nhà cung cấp.
  • Sử dụng tiền mặt hiệu quả nhất khi có sẵn.
  • Cung cấp tài chính để mở rộng và phát triển kinh doanh
  • Tận dụng tối đa các cơ hội giảm thiểu chi phí như chiết khấu mua hàng hay tối ưu hóa chi phí vận hành, sản xuất.

 

Nhà quản trị nắm được tầm quan trọng của việc quản trị dòng tiền với doanh nghiệp mình sẽ là chìa khóa để cân đối, điều chỉnh sức khỏe của doanh nghiệp. Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global với Chương trình CEO Quản trị sẽ đồng hành cùng các chủ doanh nghiệp và chuyển giao những bộ công cụ giúp quản trị hiệu quả không chỉ về dòng tiền nói riêng, tài chính nói chung mà còn là quá trình vận hành trơn tru thuận lợi cho quá trình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trong an lạc, hạnh phúc.

 

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp. Hy vọng bài viết của Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global có thể giúp các chủ doanh nghiệp thành công và hạnh phúc!

Share

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

Tin phổ biến